Từ bỏ cuộc sống xô bồ tại thành phố Nguyễn Văn Nhã đến Ma Bó (Lâm Đồng) tổ chức các tour trekking, đạp xe xuyên rừng, phát triển du lịch bền vững
Hơn 2 năm rời TP.HCM chàng trai 28 tuổi đã dần quen với cuộc sống bình dị nơi núi rừng, chàng trai ấy bắt đầu một ngày mới từ 5h30. Trong khi trời còn tờ mờ sáng, mù sương của vùng núi cao còn giăng kín, Nhã lọ mọ ra chuồng cho gà, vịt ăn và dọn dẹp nhà cửa. Ngày nào không vào rừng hái nấm, kiếm măng, anh bày biện đủ loại máy móc ra làm bàn ghế, sửa chữa vài thứ đồ gỗ trong nhà.
MỤC LỤC [Hiện]
Đầu năm 2019, sau khi nghỉ việc tại một công ty F&B (dịch vụ kinh doanh đồ ăn và thức uống), Nhã rời TP.HCM với số vốn nhỏ và ước mơ khởi nghiệp, tìm kiếm cuộc sống mới.
Ban đầu, anh và người bạn xây dựng một homestay nhỏ nằm giữa rừng thông Đà Lạt. Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc kinh doanh, Nhã quyết định chuyển về làm du lịch ở vùng đất Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, "hàng xóm" vùng Tà Năng nổi tiếng.
Địa phận giáp biên giới Ninh Thuận này là vùng đất tổ tiên của đồng bào Churu. Để vào làng, du khách sẽ đi qua cung đường xuyên rừng thông, thác nước hùng vĩ. Anh đánh giá nơi đây có tiềm năng phát triển du lịch. Chia sẻ về quyết định bỏ phố vào rừng, Nhã nói mình trót mê khung cảnh yên bình và đời sống dung dị của con người nơi đây.
Chàng trai Đắk Lắk định hướng xây dựng du lịch bền vững kết hợp phát triển cộng đồng. Anh quyết tâm khôi phục nghề đan lát, làm rượu cần truyền thống, chọn hướng dẫn viên là người dân địa phương để họ có thêm thu nhập.
Con đường dẫn vào bản làng bao phủ bởi rừng thông xanh ngát.
Căn nhà bằng gỗ phần lớn do Nhã và một vài người bạn tự hoàn thành trong hơn 4 tháng. Xong phần khung, nhóm bắt đầu làm nội thất bên trong, tự đóng bàn ghế, giường tủ, khu vực nhà bếp, thư viện... mất thêm chừng 4 tháng. Hơn một năm ở vùng đất mới, anh thấy mình trưởng thành, biết nhiều thứ như làm đồ mộc, sửa chữa điện nước hay trộn hồ xây bếp củi...
Giai đoạn đầu xây dựng, vấn đề khó khăn nhất có lẽ là khâu mua vật liệu và vận chuyển. Những hôm trời mưa, đường đất trở nên trơn trượt, xe lớn không thể vào tận nhà, anh phải ra con đường bê tông lấy vật liệu. Đến Ma Bó hồi dịch mới bùng phát, lại đúng mùa cà phê nên khó tìm kiếm sự giúp đỡ, người dân cũng còn e dè khách lạ. Mỗi ngày Nhã đều đặn di chuyển quãng đường hơn 23 km từ phòng trọ đến nơi xây dựng.
Trước dịch, Văn Nhã và nhóm thường tổ chức các tour trekking, đạp xe xuyên rừng.
Ngành du lịch bị tác động do dịch Covid-19 và tất nhiên, Nhã cũng không là ngoại lệ. Các kế hoạch, chương trình của anh và bạn bè đề ra phải hủy bỏ, hợp đồng tour hè với một số trường học cũng dừng lại. Nguồn thu chính hao hụt nhiều.
Từ tháng 5 đến nay, căn nhà gỗ không đón khách. Dù Lâm Đồng đã cho người dân đi lại trong tỉnh nhưng anh vẫn dè chừng chưa dám mở cửa trở lại vì sợ dịch bệnh ảnh hưởng đến đời sống dân làng.
Để tiết kiệm chi phí, chàng trai trẻ tập tành trồng rau củ, nuôi gà, vịt tự cung tự cấp, hạn chế ra ngoài. "Hơn một tháng trước, tôi thử nuôi khoảng chục con vịt cho vui, ai dè chúng lớn thật. Tính ra một tháng nữa là 'đủ chuẩn' xuất chuồng", Nhã hào hứng kể về trải nghiệm lần đầu nuôi vịt.
Mùa dịch, chàng trai Đắk Lắk bán măng, nấm để trang trải cuộc sống.
Ngoài ra, anh cũng phụ bà con thu mua măng tươi, bán nấm linh chi hái được trong rừng trên các sàn thương mại điện tử. Đó cũng là công việc giúp anh có thêm thu nhập trang trải những ngày này.
Thỉnh thoảng, chàng trai 28 tuổi nhận những món quà nhỏ từ hàng xóm, lúc là túi rau rừng, khi thì trái cây hay nấm.
Bận rộn không ngơi tay cả ngày, buổi tối, anh dùng thời gian rảnh học thêm các chương trình, cùng nhóm nghiên cứu, phát triển tour du lịch sau dịch. Với Nhã, ở Ma Bó tuy thu nhập không cao như ở TP.HCM hay Đà Lạt, đổi lại anh có niềm vui và giúp đỡ được nhiều người hơn.
Từ thời sinh viên, Nhã đã tham gia tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện khắp mọi miền Tổ Quốc. Ngôi nhà nhỏ bên rừng với thư viện, lớp học dạy các bé vùng cao luôn là mục tiêu anh theo đuổi. Mong ước ấy phần nào được thực hiện khi anh chuyển về sinh sống ở ngôi làng này.
Nhã hào hứng khi nói về thư viện nhỏ với hơn 1.000 đầu sách các thể loại, lớp học vẽ, tiếng Anh do anh và bạn bè xây dựng nên: "Tôi mong cuộc sống của những đứa trẻ không chỉ gói gọn trong ngôi làng Ma Bó, chúng cần được biết về thế giới rộng lớn ngoài kia".
Niềm vui đến khi trẻ em trong làng dần thay đổi và thích thú đọc thêm cuốn sách mới thay vì rong chơi bên ngoài. Chúng bắt đầu nói về ước mơ đi đó đây, học đại học, trở thành hướng dẫn viên du lịch...
Thời gian này, lớp học, rạp chiếu phim ngoài trời phải tạm dừng hoạt động nhưng anh chắc chắn mọi thứ sẽ ổn định sau mùa dịch.
Tổ chức ngày Trung thu ý nghĩa cho trẻ em vùng cao.
Dịp Trung thu, Nhã mang đến bữa tiệc nho nhỏ cho trẻ em trong làng. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, đây cũng là cái Tết Trung thu đầu tiên những đứa trẻ ở Ma Bó được rước đèn phá cỗ đúng nghĩa. "Năm nay không rộn ràng như mọi năm, chúng tôi chỉ mua ít đồ ăn, chặt lồ ô dạy tụi nhỏ làm lồng đèn", anh nói.
Mỗi người có một lựa chọn sống riêng. Đối với Nhã, quyết định về Ma Bó là điều mà anh chưa từng hối hận. Ở đây, anh làm được điều mình thích, góp phần gieo ước mơ cho trẻ em cũng như tận hưởng những ngày tháng êm đềm giữa núi rừng.
Nguồn: Tổng hợp
Đà Lạt có hàng ngàn điểm du lịch check in "sống ảo" và những địa điểm bỏ hoang nơi đây cũng thu hút chẳng kém chốn đông đúc, nhộn nhịp.
Đố bạn biết tỉnh nào ‘tên nghe nửa ruộng nửa rừng’. Đoán được quả là học sinh giỏi giỏi Địa Lý đó nha.
Đừng nhận là fan ghiền Đà Lạt nếu bạn chưa từng ngắm mùa mai anh đào ở phố núi này. Đẹp như những thước phim truyền hình, Đà Lạt những ngày này mới làm người ta xao xuyến làm sao!
Không phải chịu cảnh hết phòng hay phải cắm trại bên hồ, nhiều khách du lịch vẫn có những bức hình sống ảo cực đỉnh tại Đà Lạt
Là nước mặn tự nhiên lớn nhất ở Kenya, Châu Phi, hồ Nakuru được mệnh danh là "thiên đường hồng hạc" mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân tới một lần trong đời.
Đoán xem tỉnh nào chỉ có 6 từ, địa hình toàn đồi núi, nhưng tên có nghĩa là… “ngôi làng nằm gần hồ nước”.
Tham quan bên trong đoàn tàu La Reine chạy tuyến Đà Lạt - Trại Mát được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho ra mắt từ ngày 24-12.
Không sốt ruột sao được khi mùa hoa dã quỳ Đà Lạt đã bắt đầu được khoảng 1 tuần và chỉ nay mai thôi có thể hoa đã tàn. Đó là thông tin sơ bộ mà các phượt thủ đua nhau cập nhật trên một số diễn đàn MXH.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?. Dưới đây là các món ăn thích hợp trong tiết trời se lạnh càng làm cho việc ăn những món nóng hổi, vừa ăn vừa thổi trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.
Top những món ngon ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạt, chắc chắn du khách phải lưu lại để có một chuyến đi trọn vẹn.
5 con dốc được ví như thiên đường của sự mộng mơ tại Đà Lạt, lên hình cứ ngỡ như phim Hàn Quốc.