Home Khám phá Nơi đông vui nhất dịp Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn: "Giao Thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm"

Nơi đông vui nhất dịp Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn: "Giao Thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm"


icon_bl_left icon_home_left icon_face_left

Quận 5 chính là nơi đông vui nhất dịp Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn. Câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm" đã chứng minh điều này, truyền thống văn hóa vẫn được gìn giữ trăm năm.

Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu (15 tháng Giêng âm lịch) năm nay rơi vào ngày 24/2 và nơi đông vui nhất dịp Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn là khu vực sinh sống của người Hoa ở quận 5 với nhiều hoạt động lễ và hội đa dạng, đặc sắc như các nghi thức lễ chùa, diễu hành đường phố, múa lân sư rồng, trình diễn ca kịch cổ truyền, đố chữ, thư pháp, thư họa, trò chơi dân gian, lễ hội ẩm thực... Hãy cùng tìm hiểu xem ở cương vị du khách thì bạn sẽ tham gia vào các hoạt động này thế nào nhé!

MỤC LỤC [Hiện]

Có lẽ lâu nay hầu như ai cũng luôn nghĩ rằng đi du lịch chủ yếu là đi chơi, đi ăn dù thực tế hầu hết các đoàn tour luôn có lịch trình đi chùa cho du khách. Lý do là bởi trải nghiệm văn hóa khi đi du lịch sẽ đầy đủ và sâu sắc hơn cả khi tham gia vào các nghi lễ, nghi thức truyền thống của người dân địa phương. Như nhiều hoạt động lễ hội và dịp lễ khác, Tết Nguyên tiêu cũng không thể thiếu các nghi thức làm lễ ở các đền, chùa.

Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn
Tết Nguyên tiêu là dịp người Hoa đến miếu, chùa cầu vạn sự may mắn. (Ảnh: VnExpress)

Một trong những nơi người dân quận 5 thường hay đi lễ dịp Tết Nguyên tiêu là chùa Ôn Lăng hay Hội quán Ôn Lăng, ngôi chùa lâu đời được lập vào năm 1740 nằm trên đường Lão Tử. Đây là ngôi chùa có khuôn viên rộng 1.800 m2, xây theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa, mái uốn cong với nhiều họa tiết bằng gốm tinh xảo, mang đậm nét kiến trúc vùng Phúc Kiến của Trung Quốc. Ngôi chùa này thờ 16 vị thần tiên theo tín ngưỡng Trung Hoa, người dân đến cầu tài lộc, cầu mệnh, cầu bình an, buôn may bán đắt, gia đình thịnh vượng, cầu duyên... Khi dâng lễ cầu duyên, ngoài bánh trái thì nên mua thêm cuộn chỉ đỏ được cắm kim luồn sẵn sợi để đặt tại bàn thờ Hoa Phấn phu nhân.

Ngoài chùa Ôn Lăng thì còn một số ngôi chùa khác cũng được người dân Sài Gòn tìm đến mỗi dịp Tết Nguyên tiêu như chùa Vĩnh Nghiêm (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP HCM), chùa Pháp Hoa (870 đường Trường Sa, quận 3, TP HCM)... Tết Nguyên tiêu cũng là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới, dịp này người dân thường đi chùa, miếu để cầu cho một năm bình an, khỏe mạnh, phát tài phát lộc và thường hay đốt nhang vòng, dán giấy cầu an.

Sài Gòn náo nhiệt không bao giờ thiếu chỗ chơi và vào dịp Tết Nguyên đán hay Tết Nguyên tiêu cũng vậy. Riêng dịp Tết Nguyên tiêu thì không thể bỏ qua lễ diễu hành nghệ thuật đường phố với đủ loại sắc màu, cờ phướn, nhân vật hóa trang, trống kèn náo nhiệt... với sự tham gia của hàng trăm diễn viên.

Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn
Lễ diễu hành Tết Nguyên tiêu năm 2022. (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển)

Năm nay, khoảng 500 người đã tham gia hóa trang diễu hành trước Tết Nguyên tiêu tại Lễ vía Quan Công, tên gọi đầy đủ là Nguyên tiêu nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân tuần du, diễu hành đi quanh khu vực Chợ Lớn ở quận 5 vào ngày 22/2. Buổi lễ diễn ra ở Hội quán Nghĩa An thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Công thời Tam Quốc). Hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện mừng Tết Nguyên tiêu Giáp Thìn 2024 này tổ chức đoàn diễu hành đi qua các đường Tản Đà - Trần Hưng Đạo - Phùng Hưng - Hải Thượng Lãn Ông - Đỗ Ngọc Thạch - Nguyễn Trãi - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học (TP HCM) và quay lại nơi xuất phát.

Dẫn đầu lễ diễu hành là các đoàn múa lân sư rồng với con rồng dài gần 70 m, 27 người múa. Tại Hội quán Ôn Lăng (chùa Ôn Lăng) trên đường Lão Tử, các nhóm lân sư rồng dừng lại múa khoảng 3 phút. Theo sau là nhóm thanh niên hoá thân thành hình tượng ngựa xích thố - chiến mã của Quan Công rồi đến đoàn người hoá thân thành các vị tiên, Thần Tài, Long Vương và ban cổ nhạc, đội kèn, trống... Nhiều người sờ vào các đoàn lân, vị tiên, Thần Tài để cầu mong một năm mới nhiều tài lộc, sức khoẻ. Và nhiều người dân, du khách cũng mong chờ lễ diễu hành tiếp tục diễn ra cho đến ngày lễ chính 15 tháng Giêng âm lịch.

Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn
Hoạt động diễu hành đường phố trong dịp Lễ vía Quan Công mới đây. (Ảnh: VnExpress)

Ngoài lễ diễu hành ấn tượng thì một hoạt động khác cũng thu hút nhiều sự chú ý là phong tục ghi ước nguyện lên đèn lồng rồi thả lên trời vào buổi đêm. Khắp cùng ngõ hẻm dịp này nhà nhà đều treo đèn lồng và thi đoán hình trên lồng đèn, ngâm thơ với tâm trạng háo hức, vui vẻ.

Các món ăn đậm đà bản sắc văn hóa Việt - Hoa như phở, bún bò, hủ tiếu, mì, gỏi cuốn, dimsum, há cảo, mì trường thọ, xá xíu, chè... được chế biến và biểu diễn bởi các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp chuyên nghiệp cũng như được những người tham gia lễ hội ưa chuộng dịp Tết Nguyên tiêu. Một trong những món ăn quan trọng nhất dịp Tết Nguyên tiêu của người Hoa là món bánh trôi hình tròn biểu trưng cho mặt trăng - "Yuanxiao" được làm từ những viên gạo nếp ngâm trong nước đun sôi hoặc xi-rô ngọt đẹp mắt và có rất nhiều loại theo nhân bánh từ cổ điển đến hiện đại như sơn tra, thập cẩm, vừng, kem sữa ca cao, sô-cô-la...

Ngoài bánh trôi, người Hoa còn ăn các món há cảo, màn thầu (bánh bao), bánh táo đỏ, bánh yến mạch, chí mà phù (chè mè đen)... để cầu điều may mắn, sức khỏe, tài lộc trong lễ hội dịp Rằm tháng Giêng. Ở quận 5 bạn có thể đến các nhà hàng nổi tiếng như Huê Viên, Dìn Ký, Dân Ích... để thưởng thức các đặc sản này. Các cơ sở ở đường Bùi Hữu Nghĩa hay phố Hà Tôn Quyền tại quận 11 cũng có món bánh trôi và các món Hoa được đánh giá là xuất sắc.

Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn
Đèn lồng và bánh trôi không thể thiếu dịp này. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn
Và các món ăn truyền thống của người Hoa bán chạy hơn ở các nhà hàng. (Ảnh: VnExpress, báo Thanh Niên)

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5 đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2020. Thường thì sau Tết Nguyên tiêu, người dân sẽ tháo tất cả các hạng mục trang trí đã thi công dịp Tết Nguyên đán để chấm dứt không khí lễ hội và chú tâm vào làm việc trong một năm mới tràn đầy hy vọng. Nếu bạn đang ở Sài Gòn hoặc dự định đến với thành phố dịp này thì nên "thả ga" vi vu, dạo chơi đi nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Tổng hợp điểm bắn pháo hoa 30/4 thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 cùng các điểm ngắm pháo hoa view chất lừ

Chỉ còn đếm ngược đúng 1 tuần nữa là dịp nghỉ lễ 30/4, cùng điểm qua các điểm bắn pháo hoa 30/4 thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

Phố lồng đèn Lương Nhữ Học tấp nập trong những ngày cận Tết Trung thu

Hòa vào không khí sôi nổi của những ngày cận Tết Trung thu, giới trẻ Sài Gòn nô chức check in phố lồng đèn rực rỡ sắc đỏ tại quận 5.

Trưởng nhóm OneRepublic ghé thăm Việt Nam, khoe loạt ảnh trải nghiệm thú vị ở Sài thành

Trưởng nhóm nhạc đình đám OneRepublic bất ngờ ghé thăm Việt Nam với những trải nghiệm thú vị, từ những quán cafe hot trend đến các quán ăn bình dân.

Những quán cà phê trang trí nội thất chuẩn phong cách Tết xưa giúp giới trẻ TP HCM tha hồ "sắm ảnh"

Sắp đến Tết rồi, phải “sắm” ảnh Tết. Vậy còn gì bằng khi đến những quán cafe trang trí Tết cực xinh chắc chắn sẽ giúp bạn có ảnh đẹp.

Các quán cà phê Sài Gòn trang trí sớm concept Giáng sinh

Các quán cà phê Sài Gòn nào đã sẵn sàng “lên đồ” đón Noel, trang trí concept Giáng sinh để các nàng sắm bộ ảnh cuối năm.

Picnic Thảo Cầm Viên, cô gái bức xúc trước cảnh tượng “chướng mắt” này: một hành động nhỏ phá hoại cả không gian!

Mặt trái của sự nổi tiếng trở lại khu Thảo Cầm Viên chính là những hành động thiếu ý thức này.

Lịch trình 1 ngày trải nghiệm phố người Hoa sôi động tại Chợ Lớn và quán ăn không thể bỏ lỡ

Nếu chỉ có 1 ngày để cảm nhận một Sài Gòn rất khác, hãy đến Chợ Lớn - nơi mang đậm tinh thần của cộng đồng người Hoa. Đây không chỉ là nơi buôn bán sầm uất mà còn là trái tim văn hóa - tín ngưỡng - ẩm thực đặc trưng tồn tại và phát triển suốt hàng trăm năm giữa lòng TP HCM.

Lô tô Sài Gòn - Sân khấu rực rỡ của những nghệ sĩ cộng đồng

Hát lô tô là sự giao thoa độc đáo giữ nghệ thuật sân khấu, hài kịch, âm nhạc và văn hóa đại chúng. Nếu có dịp đến Sài Gòn, được giới thiệu đi xem một gánh hát lô tô, bạn sẽ thấy lô tô ở đây là một loại hình văn hoá, biểu diễn dân gian rất gần gũi và đậm chất Nam Bộ, khiến ai xem rồi cũng phải nhớ mãi.

Gợi ý lịch trình check in Sài Gòn trong 3N2Đ: Hành trình văn hóa - lịch sử từ cổ kính đến hiện đại

Nhất định phải ghé Sài Gòn vào năm 2025 - năm kỷ niệm tròn 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước. Tham khảo ngay gợi ý lịch trình check in Sài Gòn trong 3N2Đ với nhiều trải nghiệm thú vị nha!

Những góc trưng bày đầy ám ảnh trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Ở Sài Gòn có nhiều bảo tàng và có một bảo tàng nhất định bạn phải ghé thăm chính là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi lưu giữ những trang sử bao trùm bởi bom đạn, mồ hôi, nước mắt và máu của thế hệ đi trước.

Fact ít người biết về cơm tấm Sài Gòn

Có ai yêu thích cơm tấm Sài Gòn mà chưa biết mấy fact độc đáo về món ăn quốc dân vạn người mê này không? Cùng tìm hiểu 5 Fact ít người biết về cơm tấm Sài Gòn nha!

Nhất định phải thử hết những trải nghiệm độc đáo này khi tham quan Dinh Độc Lập dịp Đại lễ 30/4

Nếu tham quan Dinh Độc Lập dịp Đại lễ 30/4, bạn nhất định phải thử hết những trải nghiệm độc đáo này để không hối hận vì check-in thiếu mất một góc lịch sử nào đó trong thời điểm đúng 50 năm mới có một lần.

2
2
2
2
3