Sapa trong mắt của người con dân tộc Giáy này không chỉ đẹp ở khung cảnh mà sâu trong đó là những nét văn hóa đặc sắc hiếm du khách nào biết.
Với cộng đồng du lịch Việt và đặc biệt là những người yêu cái đẹp của vùng đất Sapa, chắc hẳn không thể bỏ qua cái tên “Hướng Giáy Sapa”. Đây là kênh youtube được lập nên bởi cô gái 9x Vũ Thị Ngọc Hướng, chuyên đăng tải các trải nghiệm, địa điểm du lịch mới lạ cùng người dân bản địa Sapa và giới thiệu về cuộc sống của người dân tộc Giáy. So với những bài review, những lịch trình quen thuộc ở Sapa thì kênh youtube của Ngọc Hướng giống như một làn gió mới với các tín đồ mê xê dịch. Ai mà chẳng muốn được khám phá những nơi khác lạ, đặc biệt là do dân bản địa giới thiệu kia chứ!
Chân dung cô sinh viên người dân tộc - chủ kênh "Hướng Giáy Sa Pa"
MỤC LỤC [Hiện]
Là người con lớn lên cùng đất Sapa, Hướng đã sớm được ngắm nhìn toàn cảnh ngành du lịch tại quê hương, từ khi còn hoang sơ cho đến lúc hiện đại, được thương mại hóa. "Mình ngắm thiên nhiên Sapa từ bé đến giờ không biết chán. Lúc bé thì chỉ thấy là đẹp vậy thôi nhưng lớn rồi mới hay tự hỏi tại sao nơi khác cũng đẹp mà quê hương mình lại hút nhiều khách thế. Lớp 11, sau một lần theo chân thím dẫn tour du lịch, Hướng bắt đầu nuôi trong mình ước mơ trở thành một hướng dẫn viên.
Từ đó mình bắt đầu tự tìm hiểu về du lịch một cách chuyên sâu". Lúc này cô gái trẻ luôn trăn trở một điều rằng du lịch Sa Pa đang bị "loãng", không vận dụng tốt các cơ hội, những điểm khác lạ, mới mẻ trong văn hoá của người bản địa và đôi khi còn quảng bá sai. Cô bạn cho biết nhiều nơi làm du lịch nhưng không hiểu văn hoá, ví như nhà người Giáy nhưng trang trí hoạ tiết của người H'mông, khiến du khách dễ bị nhầm lẫn và khó phân biệt các nét đặc sắc văn hoá của từng dân tộc.
Cô sinh viên người Giáy duyên dáng trong trang phục người H'Mông
Hiện đang là sinh viên khoa Quốc tế học, đại học Hà Nội nhưng Hướng cho biết cô từng nghĩ học cao không quan trọng. “Hồi lớp 12, mình từng đặt ra định hướng là nếu không học đại học thì sẽ học nghề hoặc đi làm luôn. Tuy nhiên, khi nghĩ về ước mơ làm du lịch chuyên nghiệp, mình thấy rõ rằng việc đi học sẽ giúp cho mình nhiều hơn.” Với cô gái trẻ, việc học đại học là một bước đổi đời. Gia đình không có sẵn điều kiện để cô thực hiện ước mơ làm du lịch nên việc học sẽ là kim chỉ nam cho cô thêm nhiều kiến thức để tìm ra giải pháp, hướng đi. Khi nói chuyện với nhiều bạn cùng tuổi nhưng không học đại học, Ngọc Hướng nhận ra mình may mắn hơn rất nhiều, cũng làm được nhiều thứ thuận lợi hơn nhờ việc đi học.
Cô gái trẻ luôn toát ra nguồn năng lượng tích cực
Hiện tại, bên cạnh việc học trên trường, Ngọc Hướng phát triển đồng thời kênh Youtube cá nhân mang tên “Hướng Giáy Sapa” nhằm chia sẻ văn hoá người Giáy, cũng như thiết kế các tour trải nghiệm cùng người bản địa cho du khách đến Sa Pa. Đó cũng là một bước thực hiện ước mơ của cô bạn.
Kênh youtube chia sẻ những trải nghiệm văn hóa dân tộc Giáy và những địa điểm mới lạ ở Sapa
Hướng luôn yêu và mong muốn lan toả văn hoá của dân tộc mình cho nhiều người biết hơn, cô bạn không muốn chúng bị mai một. Theo dõi kênh youtube của Ngọc Hướng hay đặt tour của cô bạn, du khách sẽ được khám phá những địa điểm mà chỉ dân bản địa mới biết như Séo Mý Tỷ, chăm sóc sức khoẻ kiểu địa phương, trải nghiệm văn hoá người Giáy, hướng dẫn phân biệt thịt trâu gác bếp thật và giả, ăn mận kiểu người Giáy, ăn bánh chưng đen,… thay vì đến những địa điểm quen thuộc như bản Cát Cát, nhà thờ Đá,... Những bài đăng về các địa điểm ít người biết tại Sapa của cô gái dân tộc Giáy Ngọc Hướng cũng nhận được nhiều lượt thích, chia sẻ và ủng hộ từ cộng đồng mê du lịch.
Trải nghiệm hái lê Ta Nung
Một địa điểm săn mây đến người bản địa cũng ít biết tại Sapa - Séo Mý Tỷ
Trong tương lai, Ngọc Hướng kỳ vọng có thể thành lập một doanh nghiệp về du lịch cộng đồng tại Sa Pa. Việc mở doanh nghiệp vừa có ích cho chính bản thân cô, vừa hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng ở quê hương, cuối cùng là đem đến cho du khách thêm nhiều trải nghiệm độc lạ, chất lượng.
Nguồn: VnExpress, Hướng Giáy Sa Pa
Bức ảnh về dòng sông sạch nhất thế giới - sông Umngot của Meghalaya đã khiến cư dân mạng không khỏi choáng váng bởi sông như tấm gương, nước trong tới độ nhìn thấy tận đáy.
Vườn quốc gia Pù Mát là nơi khá xa để đi, nhưng hãy xem có gì đáng để khám phá điểm đến tuyệt vời nhất phía Tây xứ Nghệ này nhé!
Chàng trai người Việt Mai Hoàng Đạt đã chia sẻ về hành trình 21 ngày khám phá Bắc Âu, đặt chân tới "những vùng đất hạnh phúc" là Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland.
Nếu bạn là thánh "soi" thì chắc chắn sẽ cảm thấy hứng thú với những tọa độ thú vị và kỳ dị được cư dân mạng khám phá trên Google Maps.
Nơi đây được ví như hòn ngọc ẩn trong vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (huyện đảo Cát Bà, TP Hải Phòng), sở hữu một điều đặc biệt là “bãi tắm hai mặt” cực kỳ độc đáo.
Bên cạnh những chuyến đi chil chill thì bạn có thể bắt đầu năm mới với những trải nghiệm mạo hiểm như đu zipline, nhảy bungee,... đảm bảo ai cũng phải ngước nhìn
Lảo Thẩn là điểm đến nổi tiếng với biển mây trắng bồng bềnh giăng kín bốn phương khiến du khách say đắm ngỡ như chỉ có trong tranh.
Lần trekking ở "nóc nhà Y Tý" hẳn cô gái không ngờ sau hơn 2 năm mình sẽ trở thành "nóc nhà" của người đi cùng. Câu chuyện cô gái đi chụp ảnh cưới trên đỉnh Lảo Thẩn tại nơi khởi đầu của chuyện tình đã gây sốt MXH.
Nói về Sa Pa ta thường được nghe nhiều về những bản làng xinh đẹp như Cát Cát, Ý Linh Hồ...; những nơi săn mây, săn lúa chín như Y Tý, Nậm Cang... hay đỉnh Fansipan, thung lũng Mường Hoa... Dường như lâu nay nơi được mệnh danh "đệ nhất hùng sơn Tây Bắc" - Ngũ Chỉ Sơn đang bị lãng quên.
Y Tý chắc chắn luôn nằm trong những địa điểm săn mây nổi tiếng và được nhiều phượt thủ yêu thích với khung cảnh thiên ngoạn mục và bình yên.
Nhiều diễn đàn MXH đang tranh luận sôi nổi về "áo mới" của dinh thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng. Tuy nhiên, liệu việc đưa ra ý kiến có quá sớm khi hiện công trình này vẫn chưa được trùng tu xong?
"Đời người thích ngắm mây có 2 sai lầm, một là không đi trekking leo núi, hai là đi trekking leo núi mà bỏ qua Bạch Mộc Lương Tử", đó là khẳng định của người chia sẻ lịch trình trekking đỉnh Kỳ Quan San.