Chùa Hương không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng được du khách tìm về mỗi năm để cầu bình an mà còn là chốn “bồng lai tiên cảnh” khiến lòng người say đắm với thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng.
Chùa Hương là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nằm ở mạn phải của sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, các trung tâm Hà Nội khoảng 65km. Từ xưa đến nay ta quen thuộc với tên gọi “chùa Hương”, nhưng nơi này có tên đầy đủ là “Hương Sơn”, bao gồm rất nhiều chùa, đình và đền khác nhau.
Mỗi dịp đầu năm, chùa Hương lại thu hút hàng triệu du khách thập phương về lễ Phật đầu năm, vừa rũ bỏ mọi vướng bận, vừa để hoà mình vào không gian núi non sông nước yên bình. Đặc biệt vào những ngày tháng 3, Chùa Hương như được tô điểm thêm vẻ rực rỡ bởi những cây hoa gạo nở đỏ cả một vùng trời.
Góc chụp hoa gạo nở rộ ở chùa Hương
Nếu bạn có dự định du ngoạn chùa Hương thì đừng bỏ qua hành trình chi tiết khám phá nơi được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” trong một ngày của cô bạn Nguyễn Ngọc Tú dưới đây nhé.
MỤC LỤC [Hiện]
Muốn đến chùa Hương, bạn sẽ mất khoảng 2 giờ di chuyển từ trung tâm thành phố Hà Nội.
- 7h30: Mình xuất phát tại nội thành theo hướng đi Nguyễn Trãi bằng ô tô.
- 9h30: Có mặt tại chùa Hương, mua vé để lên đò.
- 10h: Đi từ bến đò Suối Yến để vào lễ đền Trình. Sau đó tiếp tục đi đò để vào chùa Thiên Trù. Chụp ảnh, tham quan hết toàn bộ chùa Thiên Trù là khoảng 12h, đoàn mình ăn trưa ngay tại chân chùa luôn. Nếu đoàn đi đông thì các bạn nên chủ động liên hệ với nhà hàng để đặt cơm trưa luôn.
- 14h: Mình xuất phát lên động Hương Tích và chọn hình thức đi cáp treo, rất nhanh đã đến cổng trời. Tiếp tục, bạn sẽ phải đi xuống một bậc thang để đến được cửa động. Đi xuống càng sâu thì càng lạnh và độ ẩm cũng cao.
View từ cáp treo nhìn xuống
Bạn cũng có thể lựa chọn đi xe máy hoặc xe buýt vì khoảng cách cũng không quá xa.
- Nếu đi xe máy, bạn đi theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông, đến ngã ba Ba La thì rẽ trái theo hướng Vân Đình. Tiếp tục đi khoảng 40km sẽ đến được Tế Tiêu, rẽ trái rồi hỏi đường đến chùa Hương nhé.
- Nếu đi xe bus, bạn có thể lựa chọn tuyến 103A hoặc 78, cả hai đều xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Tuy nhiên khi xuống xe, bạn vẫn phải đi bộ một đoạn khá xa để vào được khu danh thắng, nên muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể đi xe ôm từ bến bus lúc xuống xe, và nhớ hỏi rõ giá trước khi đi nha.
Lễ hội chùa Hương thường diễn ra từ tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Thời điểm đông nhất có lẽ là vào tháng Giêng, trong đó mùng 6 tháng Giêng là ngày khai hội chùa Hương. Nhưng mình đi vào tháng 3 thì lại có hoa gạo nở đỏ chói, mà cũng khá ít người, đi lại dễ dàng hơn rất nhiều.
Để tham quan được trọn vẹn chùa Hương, ít nhất cũng phải mất 2 - 3 ngày, nhưng nếu chỉ có 1 ngày để du ngoại, bạn nên ghé thăm những đền chùa được coi là chính và thiêng liêng nhất trong toàn khu danh thắng, như: đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích.
Đến Trình chùa Hương
Du lịch chùa Hương thì chụp ảnh về đăng cả năm không hết vì toàn góc đẹp đỉnh thôi
Nếu không đi cáp treo và lựa chọn leo bộ để tận hượng trọn vẹn vẻ đẹp chùa Hương, bạn có thể tham khảo 3 tuyến hành hương dưới đây:
- Tuyến động Hương Tích: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Tiên Sơn - chùa Giải Oan - đền Trần Song - động Hương Tích - chùa Hinh Bồng.
- Tuyến chùa Thanh Sơn: Hang Sơn Thủy Hữu Tình - chùa Thanh Sơn - động Hương Đài - chùa Long Vân - động Long Vân - chùa Cây Khế.
- Tuyến chùa Tuyết Sơn: Đền Trình - chùa Tuyết Sơn - chùa Bảo Đài - động Ngọc Long - chùa Cá
Đi dọc chùa Hương bạn sẽ thấy rất nhiều hàng quán để nghỉ chân và ăn uống. Thực đơn cũng khá đa dạng, món bình dân thôi nhưng nhiều sự lựa chọn. Điểm duy nhất bạn cần nhớ là phải hỏi giá trước khi ăn nhé để tránh bị chặt chém, nhất là mùa lễ hội. Còn không để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mang bữa trưa theo như cơm nắm muối vừng, giò, bánh mỳ,…
Đặc sản chùa Hương cũng rất nhiều, bạn có thể mua đủ thứ về làm quà như: rau sắng, mơ rừng, chè củ mài, bánh củ mài, chè lam, hạt dẻ, củ mã thầy,…
Không chỉ khi du lịch chùa Hương vào mùa lễ hội mà ngay bình thường thì dọc đường vào bến đò suối Yến cũng có rất nhiều “cò đò” đi theo để “quảng bá dịch vụ”. Lời khuyên là các bạn tránh thông qua những người này để mua vé vì sẽ rất dễ bị chặt chém giá, bạn nên vào hẳn khu suối Yến để Tránh sử dụng dịch vụ của những người này vì dễ bị chặt chém giá cả. Nên vào hẳn khu suối Yến để mua vé theo giá niêm yết.
Đồng thời, để không gặp phải tình cảnh nhồi nhét khách lên đò, hãy thoả thuận kỹ càng về số khách tối đa trước khi lên đò nhé. Khi ngồi đò, bạn cần chủ động bảo quản tư trang cá nhân và đảm bảo an toàn bởi suối Yến khá sâu đó.
Tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn đồ lễ tại nhà để mang đi chùa Hương, vừa đầy đủ theo ý muốn của mình, vừa tiết kiệm. Còn nếu không kịp, bạn cũng đừng lo vì ở chùa Hương có rất nhiều nơi bán đồ lễ, bạn chỉ cần lưu ý hỏi kỹ giá cả để tránh bị chặt chém nhé.
Mùa vắng hay mùa lễ hội thì bạn vẫn cần bảo quản đồ đạc thật tốt nhé. Kẻ gian có thể lợi dụng lúc bạn không chú ý để thực hiện hành vi móc túi, trộm cắp, thậm chí là sàm sỡ.
Đến chùa Hương hay bất kỳ địa điểm tâm linh nào, bạn bắt buộc phải mặc đồ lịch sự, nên mặc quần dài, áo dài, hoặc đồ lam nếu có. Bên cạnh đó, du lịch chùa Hương bạn sẽ phải leo khá nhiều nên hãy chọn một đôi giày thể thao êm ái và không trơn trượt nhé.
Trên đây là những tips bạn cần biết khi đi du lịch chùa Hương, chúc bạn có một chuyến đi xin lộc đầu năm an toàn và vui vẻ nhé!
Nguồn và ảnh: Nguyễn Ngọc Tú
Gà nướng Tandoori và bánh Naan phô mai của quán được review khá ổn trên các trang ẩm thực, nhân viên phục vụ cũng vô cùng nhiệt tình.
Sau khi UBNDTp. Hà Nội cho phép tụ tập không quá 10 người từ ngày 27/9, Hồ Gươm rộn ràng hơn hẳn, người người nô nức đi tập thể dục.
Nếu bạn chưa có kế hoạch gì cho ngày lễ tình nhân sắp tới, vậy hãy lưu ngay các địa điểm đi chơi valentine siêu lãng mạn tại Hà Nội ngay dưới đây nhé!
Những ngày cuối năm thường là khoảng thời gian thích hợp để tìm kiếm các địa điểm tổ chức team building gần Hà Nội hấp dẫn nhất hiện nay. Tham khhảo
Đôi khi công việc làm bạn quá ngột ngạt, bạn muốn đi thư giãn đâu đó ở Hà Nội mà không xa quá, vậy hãy “chạy trốn” tới ngoại thành. Và Homestay chính là loại hình giúp bạn giải tỏa ngay giữa Hà Nội tấp nập.
Cuối tuần rảnh rỗi, sao không đến những địa điểm tham quan vốn xưa cũ và ít được chú ý đến, nay lại trở thành nơi thu hút giới trẻ Hà Nội ghé thăm.
Đã quá quen thuộc với bao cư dân thủ đô, tháng 8 đến là những sấu chín, cốm xanh, quả hồng, quả thị... sống dậy trong ký ức, nhắc nhớ người ta ra phố thưởng thức quà vặt mùa thu Hà Nội.
Các hàng chè phố cổ được nhiều người yêu thích và đặc biệt chỉ bán những món truyền thống nhưng vẫn hút khách tại Hà Nội.
Ăn hải sản thì phải đến tận nơi mới tươi ngon. Nhưng nếu bạn ở thủ đô và chưa thể ra biển thì 10 nhà hàng buffet hải sản hàng đầu Hà Nội này là gợi ý không tồi khi được một chuyên trang giới thiệu đến khách nước ngoài.
Những địa vui chơi “huyền thoại” của Hà Nội liệu có đang bị lãng quên? Hãy thử điểm lại xem liệu ai còn nhớ và ai chưa biết nhé!
Nhắc đến chả cá thì người Hà Nội sẽ nghĩ đến món chả cá chiên thường ăn kèm một số loại bún và... các nhà hàng chả cá nổi tiếng với những miếng cá nướng chẳng liên quan gì đến món chả cá chiên.
"Sinh sau đẻ muộn" so với hương vị phở truyền thống là phở bò nhưng phở gà đã tạo được vị thế nhất định trong món Phở Hà Nội. Sau đây là 3 quán phở gà ở Hà Nội được trang BestPride Travel gợi ý cho du khách.