Dưới đây là những hình ảnh sau trùng tu của ngôi điện quan trọng bậc nhất Hoàng thành Huế - Điện Thái Hòa, biểu tượng quyền lực của triều Nguyễn sau 3 năm trùng tu.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa chính thức công bố hoàn thành dự án bảo tồn tu bổ điện Thái Hòa tại Đại nội Huế và đón nhận bằng công nhận di sản tư liệu của UNESCO đối với Những bảng đúc nổi trên chín đỉnh đồng (Cửu đỉnh), di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Từ năm 2021, Điện Thái Hòa (TP Huế, Thừa Thiên Huế) đóng cửa hạ giải, trùng tu. Trong ảnh là mặt trước của Điện Thái Hòa trong quá trình hạ giải trùng tu. Điện Thái Hòa là di tích có giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng nên quá trình hạ giải, trùng tu được thực hiện cẩn trọng, công phu.
Sau tròn 3 năm trùng tu tổng thể, công trình điện Thái Hòa tại Đại nội Huế đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam 23/11, "trả lại" dáng vẻ vàng son lộng lẫy của công trình biểu tượng quyền lực vương triều Nguyễn.
Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng năm 1805 tại khu vực Đại Cung Môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại về phía Nam ở vị trí hiện tại. Nằm trong Đại nội kinh thành Huế, điện Thái Hòa là nơi chứng kiến lễ đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Bảo Đại. Được xây dựng năm 1805 tại Đại Cung Môn và hoàn thiện ở vị trí hiện tại dưới thời vua Minh Mạng năm 1833, công trình này được xem như trung tâm quyền lực của triều đại.
Điện Thái Hòa, cùng với sân chầu, là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng như lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần hay đại triều định kỳ vào mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.
Trùng tu điện Thái Hòa không chỉ đơn thuần là tái hiện một công trình kiến trúc, mà còn là hành trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây cũng là một trong những điểm tham quan hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nước khi đến Huế.
Các nghệ nhân đã trùng tu một cách tỉ mỉ theo đúng nguyên bản nhất. Một điểm nhấn kiến trúc khác của điện là Bửu Tán, được chạm khắc tinh xảo với hình ảnh "cửu long" uốn lượn, tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng và sự trường thọ. Con rồng lớn nhất, miệng ngậm chữ "Thọ", thể hiện phúc đức và sự bền vững của triều đại.
Trùng tu điện Thái Hòa không chỉ đơn thuần là tái hiện một công trình kiến trúc mà còn là hành trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây cũng là một trong những điểm tham quan hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nước khi đến Huế.
NGUỒN: Tổng hợp
Huế luôn là địa điểm du lịch được lòng nhiều khách du lịch, nên dễ hiểu khi dịp lễ 2/9 sắp tới, nhiều người muốn dành thời gian tới đây để tham quan và trải nghiệm ẩm thực độc đáo của cố đô.
Trong một ngày bạn có thể ăn đủ món ngon tại Huế: sáng với bún bò, bánh canh, dùng bữa trưa với cơm hến, bún hến, cơm niêu và bữa xế với các loại bánh lọc, bánh nậm, bánh bèo.
Đến với thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, chắc hẳn bạn rất phân vân không biết nên chọn chỗ nghỉ như thế nào để chuyến đi trọn vẹn nhất. Một khách sạn 4 sao Đà Nẵng gần biển thì sao?
Con nuốc Huế đang làm mưa làm gió trên MXH, nhiều bạn trẻ đã chia sẻ cách ăn nuốc như một món “sashimi” giòn ngon vô cùng.
Dù chỉ mới khánh thành và đi vào hoạt động thế nhưng cầu kính Bạch Long đã được nhận kỷ lục Guinness dài nhất thế giới!
Là điểm cao nhất các quận nội thành Đà Nẵng, đỉnh Bàn Cờ trên núi Sơn Trà được mệnh danh là "nóc nhà" của trung tâm Đà Nẵng. Leo đỉnh Bàn Cờ chiêm ngưỡng "bồng lai tiên cảnh" gần đây trở thành hoạt động thu hút nhiều du khách sau chuyến du lịch của tỷ phú Bill Gates đến đây.
Đến Huế lần thứ 4 nhưng chưa bao giờ cảnh vật và con người nơi đây khiến chúng mình hết bất ngờ. Lần này hơi xu khi đi đúng vào đợt mưa tầm tã do ảnh hưởng của bão nhưng cũng vì thế mà mình lại thấy được một vẻ đẹp rất khác của thành phố trầm lắng này. Đây là những địa điểm mình đã “đạp gió rẽ sóng” để đến check in trong chuyến đi tháng 5 bão táp.
Làng hoa giấy Thanh Tiên nổi tiếng với nghề làm hoa giấy truyền thống hàng trăm năm nay, được ví là nơi gói trọn những nét dịu dàng của văn hóa xứ Huế.
Để chọn được một bộ Việt phục cổ truyền ưng ý khi check in trong Đại nội hay các công trình cổ ở Huế, hãy tham khảo thông tin phân loại trang phục cung đình triều Nguyễn sau đây.
Đi Huế không chỉ là "sống ảo" bên các cảnh quan di sản mà còn phải foodtour đủ các món. Đừng quên các loại mắm đặc sản làm nên mâm cơm chuẩn vị Huế.
Nếu bạn đang có ý định đến với thành phố Huế thì một buổi đi chơi Đại nội Huế chắc hẳn phải có trong lịch trình. Lưu ngay 6 kinh nghiệm tham quan Đại Nội vào những ngày hè tháng 6, thời điểm mà ở Huế trời thường nắng gay gắt.
Hãy cùng Bản đồ Check in Vietnam trải nghiệm 1 ngày làm mây tre đan tại làng Bao La - một trải nghiệm vô cùng đặc biệt khi ghé thăm mảng đất Huế thương.