Người đàn ông 62 tuổi, tự gọi mình là kẻ du mục đã có hành trình 30 ngày lên núi Bà, Langbiang để vừa có thể hòa mình vào thiên nhiên, vừa "trốn" dịch Covid-19.
Ông Trần Kim Sơn (62 tuổi, sống ở Đà Lạt) đã dành 30 ngày lên núi Bà, Langbiang để sống giữa thiên nhiên như một kẻ du mục đó đây. Khi có thông tin về tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, căng thẳng, ông Sơn đã cùng người bạn quyết định đi "trốn" dịch từ giữa tháng 7, tới 15/8 vừa rồi là vừa tròn một tháng. Hành trình sống hòa mình vào thiên nhiên một tháng này đã cho ông Sơn cảm thấy bình thản hơn.
Kẻ du mục và hành trình "trốn dịch" 30 ngày
MỤC LỤC [Hiện]
Tuần đầu tiên, ông Sơn dựng trại ở nơi có độ cao 2000m với sương mù giăng kín lối, không khí ẩm ướt cả ngày, ban đêm thì lạnh giá,... khiến cho khung cảnh thiên nhiên có phần ảm đạm, heo hút. Có những đêm mưa to gió lớn, ông lo và sợ không biết chiếc lều có trụ được không. Cứ vài ngày, ông đi bộ xuống chân núi mua gạo, thực phẩm thiết yếu ở một cửa hàng, đồng thời, ông mang theo những cục sạc dự phòng để sạc nhờ, lần sau xuống sẽ lấy để dùng cho chiếc điện thoại của mình.
Tuần thứ 2, sống một thời gian trên núi, ông Sơn quen dần với việc: quên đi thời gian để chầm chậm tận hưởng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên này. Thời gian này, ông rời lều xuống nơi thấp hơn (cao 1800m), khô ráo và có nhiều ánh nắng mặt trời hơn. Không gian "mới" cho ông cảm giác dễ chịu hơn, việc nấu nướng cũng dễ dàng, thuận tiện hơn, duy chỉ có việc đi lấy nước thì xa hơn. Theo lời mách của người dân tộc Lạch, ông Sơn bắt đầu vào rừng hái rau, nấm,... Ông Sơn cũng dự trữ nước cho mấy ngày liền.
Thời gian cứ thấm thoắt trôi, hết tuần thứ 3, thứ 4, ông Sơn và người bạn đồng hành đã cảm thấy hòa nhập hoàn toàn vào cuộc sống giữa núi rừng, non cao. Ông Sơn không chỉ thấy thanh thản mà còn nhận ra, "chế độ ăn uống như nhà tu hành cũng không đến nỗi nào" và việc sống giữa rừng giúp tăng sức khỏe đề kháng hơn. Ông Sơn cũng chia sẻ thêm, hành trình "trốn" dịch giữa rừng này chưa biết khi nào sẽ kết thúc và ông hy vọng TP.HCM sớm khỏe lại để ông có thể về thăm gia đình, thực hiện chuyến đi Tây Bắc như dự định vào cuối năm nay.
Nguồn ảnh:Trần Kim Sơn
Cánh đồng quạt gió khổng lồ quay đều trên biển giữa nền trời xanh thẳm là điểm nhấn ấn tượng để du khách muốn xách ba lô đến Bạc Liêu ngay trong hành trình khám phá của mình
Cao Bằng được biết tới là chốn non nước hữu tình với nhiều cảnh đẹp, địa danh lịch sử nổi tiếng. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng là nơi duy nhất ở Việt Nam chưa có Covid-19 "bén mảng tới".
Ghé thăm ngay Thiền viện Trúc lâm Chánh Giác - Thiền viện đẹp và lớn nhất tại Tiền Giang, mang đậm phong cách Ấn Độ.
Mấy ai có bầu mà được như Phanh Lee, vẫn tung tăng bãi biển vẫn làm food tour trọn gói tại resort của nhà chồng
"Cuồng ăn" nếu đã đến với Hội An mà chưa thử những món ăn tại thiên đường ẩm thực này thì là chưa phải người sành đâu đấy nhé!
Cặp đôi người Đà Nẵng, kẻ Sài Gòn đã có một hành trình tuổi trẻ thật đặc biệt: 4 năm nắm tay nhau rong ruổi khắp Việt Nam, đi hàng ngàn cây số để cùng nhau tạo nên những kỉ niệm tuyệt vời.
Tham quan bên trong đoàn tàu La Reine chạy tuyến Đà Lạt - Trại Mát được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho ra mắt từ ngày 24-12.
Không sốt ruột sao được khi mùa hoa dã quỳ Đà Lạt đã bắt đầu được khoảng 1 tuần và chỉ nay mai thôi có thể hoa đã tàn. Đó là thông tin sơ bộ mà các phượt thủ đua nhau cập nhật trên một số diễn đàn MXH.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?. Dưới đây là các món ăn thích hợp trong tiết trời se lạnh càng làm cho việc ăn những món nóng hổi, vừa ăn vừa thổi trở nên hợp lý hơn bao giờ hết.
Top những món ngon ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạt, chắc chắn du khách phải lưu lại để có một chuyến đi trọn vẹn.
5 con dốc được ví như thiên đường của sự mộng mơ tại Đà Lạt, lên hình cứ ngỡ như phim Hàn Quốc.