Cứ mỗi năm Tết đến xuân về, người người lại nô nức sính lễ đi chùa cầu nguyện, cầu cho một năm mới nhiều lộc lá, sức khỏe dồi dào, bình an vô sự. Những lễ hội dân gian sôi nổi cũng trở thành nét đẹp văn hóa đáng tự hào của dân tộc ta, ai ai cũng hưởng ứng và muốn bảo tồn vẻ đẹp ấy. Dưới đây là lễ hội tháng Giêng đáng đi nhất ở Việt Nam khởi sắc một năm mới rực rỡ, sôi động.
MỤC LỤC [Hiện]
Một trong các lễ hội tháng giêng ở miền Bắc không thể không kể đến chính là hội Căm Mường ở Lai Châu. Người dân tộc Lự nơi đây luôn mang trong tâm thức tín ngưỡng về thần sông, thần núi, thần khe, thần suối và thần rồng, rằng cuộc sống của họ có phước có lộc hay không là nhờ các vị thần phù hộ, độ trì. Đó là lí do lễ hội Căm Mường được ra đời, người địa phương ai ai cũng dâng lễ vật tạ ơn thần linh và cầu nguyện cho một năm đầm ấm, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.
Lễ hội này đã có lịch sử tồn tại lâu đời, không chỉ người dân vùng cao mà du khách từ muôn phương cũng muốn đến tham dự, trải nghiệm. Lễ vật bên cạnh hoa quả, rượu thịt còn có 18 chiếc thuyền giấy màu xanh lá tượng trưng cho rừng núi xanh bạt ngàn và màu vàng của những cánh đồng lúa chín trổ bông, tượng trưng cho một mùa màng bội thu. Người đàn ông trong gia đình sẽ đại diện tham gia nghi lễ gồm thỉnh thần, khẩn cầu, lễ Căm Mường và nghi lễ kết thúc. Tất cả được tổ chức ở gốc cây cổ thụ trong làng. Người chủ lễ phải là các bậc cao niên được người dân kính trọng. Họ không dùng khèn, sáo, trống hay bất kỳ một loại nhạc cụ nào trong phần lễ vì họ cho rằng những âm thanh ấy sẽ làm ảnh hưởng đến sự thần bí và linh thiêng của thần linh.
Sau phần lễ là phần hội cũng hấp dẫn không kém với màn thổi sáo mẹ, sao con ấn tượng của những chàng trai hòa với tiếng ca hát của các cô gái. Ném còn, đẩy gậy, đá gối hay té nước giải đen cũng là những trò chơi dân gian góp vui không thể thiếu.
Là một trong những lễ hội truyền thống ở Việt Nam thu hút đồng bào khắp cả nước. Mang một vẻ đẹp mê ly của thiên nhiên hoa lá mùa xuân đua nở căng tràn, cùng với rừng xanh hùng vĩ và vạn vật chìm trong màn sương mờ ảo tạo nên khung cảnh nên thơ ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Thời điểm này dù ngày hay đêm những con đò ở bến Đục vẫn luôn đưa khách không ngừng nghỉ.
Du khách thường chọn quần thể chùa Hương để trẩy hội bởi các hoạt động bơi thuyền, leo núi, thưởng thức nghệ thuật hát văn, chèo. Khi tham dự nghi lễ chính là ở chùa Thiên Trù thật trang trọng và linh thiêng. Ngoài ra còn bến Đục, suối Yến, đền Trình, núi Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, động Hương tích, suối Giải Oan, đền Cửa Vòng, chùa Cả và nhiều di tích tâm linh khác du khách có thể tham quan.
Những địa điểm linh thiêng nhất tổ chức lễ hội tháng Giêng này bạn không nên bỏ lỡ này sẽ hứa hẹn một khoảng thời gian du xuân đầu năm đầy thư giãn, cũng như cầu được ước thấy cho một năm mới bình an hạnh phúc.
Đêm Giao thừa bạn đi đâu? Đừng bỏ qua những địa điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa mừng Tết Quý Mão 2023 ở 3 thành phố lớn khắp ba miền nhé!
Nhiều cư dân mạng đã sớm cập nhật không khí Trung thu từ Tuyên Quang đến Sài Gòn trong thời điểm còn gần 1 tháng nữa mới đến ngày lễ chính.
Bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh tuyệt đẹp của những bữa “Đại tiệc” pháo hoa bên sông Hàn, sự kiện vừa trở lại sau 3 năm tạm ngưng vì đại dịch.
Quận 5 chính là nơi đông vui nhất dịp Tết Nguyên tiêu ở Sài Gòn. Câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm" đã chứng minh điều này, truyền thống văn hóa vẫn được gìn giữ trăm năm.
Lịch bắn pháo hoa dịp 30/4 năm 2021 ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và những tỉnh thành khác trên cả nước sẽ được Check in Vietnam cập nhật đầy đủ nhằm giúp mọi người có thể thuận lợi chiêm ngưỡng những màn pháo hoa rực rỡ.
Cứ tháng 11 là dân tình háo hức chờ mùa cỏ hồng Đà Lạt nhưng năm nay thì hơi buồn một chút vì lễ hội cỏ hồng sẽ không diễn ra như thường niên.
Ấm bụng ngày đông với 5 quán xôi đêm nổi tiếng tại Hà Nội, quán nào cũng đầy ụ topping nóng hổi, như thể cứu đói đêm lạnh.
Vào lúc 20h ngày 11/12 tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”. Sự kiện diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Mùa hoa súng đẹp như chốn thần tiên ở chùa Hương, không phải mùa nào cũng bắt gặp được hình ảnh thơ mộng như thế này trên suối Yến.
Gió lạnh tràn về cũng là dịp để thưởng thức những món ăn bình dân nhưng rất ngon trên phố Hà Nội. Hạt dẻ, bánh trôi tàu, bánh đúc nóng hay chỉ đơn giản là củ khoai nướng thơm ngào ngạt sẽ giúp cơ thể ấm hơn giữa mùa đông.
Các quán cà phê decor Giáng sinh sớm có lẽ là một trong những lý do khiến giới trẻ Hà thành nô nức đi chụp ảnh Noel bên cạnh trào lưu chuẩn bị sẵn ảnh cho những dịp lễ lớn.
Sau cuộc ghé thăm đột ngột của Sơn Tùng M-TP, một quán trà đá trước cổng chùa thành "tụ điểm giải khát số 2 Hà Nội". Tuy nhiên, cái kết "quá nhanh" lại không có hậu cho quán nước vỉa hè này.