Chàng trai 29 tuổi Lê Quang Long đã có hành trình rong ruổi một mình từ Nam ra Bắc để gây quỹ từ thiện, gửi những món quà tới các em nhỏ khắp nơi.
Vào Tết năm 2021, trong khi người người nhà nhà quây quần bên nhau đón năm mới thì Lê Quang Long (29 tuổi, quê Quảng Nam) đã có chuyến độc hành từ Nam ra Bắc. Đây là lần thứ 4 đi xuyên Việt nhưng lần này cảm xúc của chàng trai 9X rất khác: đi đúng dịp tết đến xuân sang nên nhớ nhà, nhớ người thân,... nhưng đổi lại, Quang Long đã được trải nghiệm một cái Tết thật đặc biệt ở mọi miền Tổ Quốc, được gặp gỡ những người bạn cũ, được trao tặng niềm vui tới những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Hành trình của Long bắt đầu từ ngày 1/2, anh xuất phát từ TP.HCM ra miền Trung, qua các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Không lựa chọn đường quốc lộ, Long đi những con đường nhỏ, tới những vùng hẻo lánh để có thể trao tặng quà tết cho những em nhỏ khó khăn. Chủ yếu là sữa, nhu yếu phẩm. Tới Ninh Thuận, Long dùng tiền cá nhân để chuẩn bị quà tặng. Tuy nhiên, khi tới các tỉnh thành khác, người thân, bạn bè dõi theo hành trình đặc biệt của Long nên đã ngỏ lời đóng góp để anh có thể gửi tặng nhiều quà hơn tới mọi người.
Chàng trai 29 độc hành gây quỹ từ thiện
Lúc đó, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hành trình "Mang tết đến vùng cao" của Long tạm dừng ở Huế. 9X Quảng Nam đã trao tặng 300 thùng sữa, hàng trăm lì xì cũng như nhu yếu phẩm tới những người có hoàn cảnh khó khăn. Tiếp đó, Quang Long tiếp tục chuyến đi của mình ra Bắc, gặp những con người mói, trên một chặng đường mới. Anh chia sẻ: "Khi gặp những hoàn cảnh cơ cực ở Sơn Hà (Quảng Ngãi) hay ghé thăm Phước Sơn (Quảng Nam), địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt bão lũ lịch sử, được người thấy những niềm vui nhỏ, sự trân quý của người dân nên mình không còn mệt mỏi vì đường xa".
Trước đó vào năm 2020, anh đã thành lập "Những bước chân xanh" - một nhóm thiện nguyện để giúp đỡ những em nhỏ vùng dân tộc thiểu số, người lao động vùng cao. Để hiểu được họ thực sự cần gì, nhóm Long đã tới tận nơi những điểm trường xa xôi ở Hà Giang, Đắk Nông, gặp thầy cô giáo trong trường để tính toán chi phí cần thiết, kêu gọi quyên góp qua triển lãm ảnh hoặc bài đăng trên facebook. Những khoản tiền từ mạnh thường quân được công khai trên website của nhóm. Các chương trình mà nhóm Long thực hiện như "Bếp Hoàng Cầm", "Mùa đông cho em" nơi vùng núi phía Bắc, "Thư viện yêu thương",...
Trong hành trình thiện nguyện của mình, Quang Long gặp không ít khó khăn như đường di chuyển cheo leo, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thất thường, nhất là khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tình nguyện viên không tham gia được nên công việc của anh càng nhiều. 9X chia sẻ, hành trình thiện nguyện của anh bắt đầu từ 9 năm trước, khi anh đang là sinh viên năm 2 của Đại học Kinh tế TP HCM. Lúc đó, chỉ còn vài tháng là tốt nghiệp nhưng anh đã bỏ học đi xuyên Việt, quyết tâm theo đuổi đam mê nhiếp ảnh của mình mặc dù gia đình phản đối. Khi đó, anh bán chiếc máy tính, xe máy cũ để có tiền lên đường. Dọc đường đi, anh xin phép tham gia vào công việc của người dân địa phương, trò chuyện và xin họ chụp hình. Đây cũng là lúc anh quen những người lao động, em nhỏ gặp khó khăn.
Đi khắp 34 tỉnh thành, tới Đồng Văn, Hà Giang, anh chỉ còn đúng 14.000 vnđ trong người nên phải xin làm phụ hồ trong một ngôi nhà đang xây. Anh là 1,5 ngày, nhận được 270.000 vnđ. Với số tiền tuy ít ỏi này nhưng anh cảm động trước sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chủ nhà. Quang Long kết thúc hành trình xuyên Việt của mình ở ngày thứ 37.
Những ánh mắt nụ cười trẻ thơ Long bắt gặp trên hành trình của mình
"Chuyến đi ấy giúp mình cởi bỏ được lớp áo của một gã thư sinh học giỏi, bỏ lại niềm kiêu hãnh là sinh viên tại một trường đại học danh giá, để thực hiện đam mê" (anh chia sẻ). Trong suốt những năm qua, Long luôn tự hào vì con đường mình đã chọn: sống với đam mê nhiếp ảnh và chia sẻ tình yêu thương tới những người gặp khó khăn.
Ở mỗi vùng đất đi qua, bên cạnh gặp gỡ trẻ em, người già Long cũng tranh thủ đi khám phá những thắng cảnh đẹp
Ảnh: Lê Quang Long
Dù có đặt chân đến Hà Giang bao nhiêu lần đi chăng nữa thì chắc chắn, mỗi lần đến lại là một lần say mê vẻ đẹp mộc mạc của mảnh đất này.
Nhắc đến Hà Giang là nhớ ngay đến mùa hoa tam giác mạch. Nếu đang tìm kiếm những địa điểm check in hoa tam giác mạch đỉnh của đỉnh thì đừng bỏ lỡ những cái tên mà chúng mình sắp gợi ý dưới đây nhé!
Rất nhiều chuyến bay khỏi hành từ Hà Nội, TP HCM đến Côn Đảo đã cháy hàng cả hạng phổ thông và thương gia trong tháng 4, 5.
Bị kẹt lại Nepal mấy tháng vì dịch Covid-19, Hồng Quân đã có cơ hội thực hiện ước mơ thuở nhỏ của mình: chinh phục những đỉnh cao thuộc dãy Himalaya, trong đó có đỉnh cao hơn 6000m.
Chỉ cần cầm 2 triệu là bạn đã có thể du lịch Hồ Noong - nơi được mệnh danh đẹp tựa tiên cảnh khi sở hữu những khu rừng nguyên sinh rậm rạp cùng núi đá vôi nhuốm màu thời gian.
Ghé thăm ngay Thiền viện Trúc lâm Chánh Giác - Thiền viện đẹp và lớn nhất tại Tiền Giang, mang đậm phong cách Ấn Độ.
Phở ngô là món ăn độc đáo của cao nguyên đá Hà Giang và làm nên thương hiệu cho âm thực của Quản Bạ.
Suôi Thầu vào mùa tam giác mạch, thu hút khách du lịch khi khung cảnh lúc này không khác gì “Thụy Sĩ thu nhỏ”.
Dốc Chín Khoanh đích thị là vùng đồi núi đẹp nhất nhì Việt Nam, nhiều du khách phải trầm trồ rằng khung cảnh khi nhìn xuống chẳng khác nào một "Thuỵ Sĩ thu nhỏ".
Cảnh tượng siêu thực ở Hà Giang khiến hàng loạt khách Tây ngạc nhiên khi họ vừa thư giãn, vừa ngân nga những giai điệu du dương trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Du khách nào cũng thích thú với hình ảnh những mái nhà lợp rêu phủ quanh năm ở thôn Xà Phìn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Mùa hè rêu ngả màu vàng do nắng, mùa đông rêu lại phát triển xanh tốt.
Cảnh báo hóm hỉnh rằng "Không nên đi Hà Giang nếu không muốn người về rồi mà hồn vẫn ở Hà Giang vì quá đẹp", một du khách đã chia sẻ lịch trình 3N2Đ check-in Hoàng Su Phì đầy cảm xúc.