Hành trình thương nhớ Hà Giang của chàng trai Sài Gòn - Nguyễn Thanh Tính đã được ghi lại một cách chi tiết, sống động qua từng câu chữ, hình ảnh. Cùng lưu lại chuyến khám phá mảnh đất cực Bắc Tổ Quốc của Tính nhé!
"Gió không có nhà Gió bay muôn phương Biền biệt chẳng ngừng Trên trời nước ta”. Chàng trai Sài Gòn Nguyễn Thanh Tính chọn tìm về nơi có gió ngàn, có đất thơm và có những nụ cười nhỏ - Hà Giang. Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Băng qua những cung đường đèo bất tận, kèm theo cả những cơn mưa lớn kéo dài, chuyến đi của Tính vất vả có, khó khăn có, nhưng đổi lại, đằng sau những thử thách, đó là những bình yên mà không phải nơi đâu cũng có được, nhất là trong khi ngoài kia thế giới đang oằn mình chống lại đại dịch Covid – 19 nguy hiểm từng ngày.
"Mình nhớ mình đã từng đọc trên những trang viết về những nụ cười của các em bé vùng cao, về những cảnh vật hùng vĩ vùng núi rừng miền Bắc, là một người con của miền Nam, mình không khỏi thôi thúc mình một ngày sẽ được đặt chân và trực tiếp cảm nhận những điều đó. nếu bạn là người không thích sự thương nhớ thì đừng đi Hà Giang, đi về rồi nhớ, đi về rồi lại thèm, đi rồi là muốn ở đấy. Cùng theo dõi hành trình khám phá Hà Giang của mình nhé." (Tính chia sẻ).
Chi phí: Chuyến đi 3N2Đ này mình đi hết 1tr7 thôi nhé.
Di chuyển: Mình xuất phát lúc 21 giờ từ Hà Nội đi đến Tp. Hà Giang bằng xe giường nằm Cung Đường Di Động. Xe có đưa rước tại Trung tâm luôn nhé. 3h30 mình đến Tp Hà Giang và bảo tài xế chạy thẳng đến chỗ Nhà Nghỉ Giang Sơn là được. Tại đây cho thuê xe máy và có sắp xếp cho bạn chỗz nghỉ ngơi và vệ sinh cá nhân.
Ngày 1: TP Hà Giang – Quản Bạ - Yên Minh – Sủng Là
6h, Tính và bạn làm hợp đồng thuê xe, và đi ăn sáng. 7h, cả hai xuất phát đến Cột Mốc km số 0, nằm trên đường Nguyễn Trãi, ngay tại trung tâm, tức là đường quốc lộ 2C. Đây là nơi check-in của hầu hết du khách đến với tỉnh Hà Giang, sau đó cả hai mất 15 phút di chuyển bằng xe máy đến cổng trời Quản Bạ, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ.
Tính cho biết, đường đi nhỏ và sỏi, mùa nắng thì khá bụi nên bạn nhớ đeo khẩu trang, và mùa mưa có khi bị ngập vài đoạn. Tuy vậy, bạn chỉ cần chạy thẳng đến nơi có ghi dòng chữ “Cổng trời Quản Bạ” rất to, sẽ thấy nhiều người đang chen chân nhau để chụp ảnh. Cổng trời Quản Bạ cao 1500m so với mặt biển, đâylà cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn. Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời. Một thời, sau cánh cửa gỗ này là một "thế giới" khác - còn gọi là "Vùng tự trị của người Mông", gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn và Yên Minh.
Cách trung tâm thị xã Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc, huyện Quản Bạ được ví như một “Đà Lạt” của phương Bắc. Nơi đây, tập trung nhiều yếu tố thuận lợi: khí hậu trong lành mát mẻ; thắng cảnh thiên nhiên phong phú như: Cổng Trời, núi Cô Tiên, hang Khố Mỷ; nét đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y; các sản vật đặc trưng như hồng không hạt, rượu ngô Thanh Vân, thảo quả…
Núi Đôi Quản Bạ trong mây
Sau hơn 30 phút dừng tham quan điểm này, cả hai tiếp tục đến với Núi Đôi, nằm trên quốc lộ 4C. Núi Đôi trông như hai trái đào tiên, gắn liền với truyền thuyết cô Tiên, xuất hiện giữa cảnh đồi núi trùng điệp khiến cho du khách mê mẩn phong cảnh của vùng đất Quản Bạ. Bạn có thể dừng lại ven đường để ghi lại những cảnh đẹp, nhưng đừng dừng lại lâu quá vì còn rất nhiều địa điểm phía trước.
9h45, Tính cùng bạn đến huyện Yên Minh, cách trung tâm thành phố Hà Giang tầm 80km. Sau hơn 1 tiếng, cả hai đến dốc Thẩm Mã, dài 5km kéo dài từ xã Vần Chải đến Lũng Thầu, với nhiều khúc cua uốn lượn giữa hai bức tường đá trên đèo có nhiều di sản địa chất lý thú. Tại đây có nhiều đứa trẻ nhỏ lưng đeo giỏ hoa tay cầm vòng hoa đợi du khách. Các em rất thích bánh kẹo hay bất kỳ món quà nào của du khách, Tính chia sẻ.
13h, cả hai đến Nhà của Pao, thuộc xã Sủng Là, cách huyện Đồng Văn khoảng chừng 20 km và tọa lạc trên tuyến đường quốc lộ 4C nối liền các thị trấn ở Hà Giang. Từ dốc Thẩm Mã đến nhà của Pao, một cô gái người Mông trongmột câu chuyện có thật, tầm 15km.
Nhà của Pao
Ngôi nhà trông rất cổ xưa nằm trong khuôn viên của làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm, nép mình giữa vẻ đẹp thiên nhiên hũng vĩ của cùng cao nguyên đá Hà Giang thu hút bất kì du khách nào đặt chân tới đây. Tại đây có cho thuê trang phục dân tộc bạn có thể thuê và chụp ảnh, giá 30.000 - 50.000 đồng. Trước khi vào thăm nhà của Pao, du khách cần xin phép chủ nhà trước, không nên tự ý động chạm hay xâm phạm vào đồ dùng cũng như tài sản trong nhà.
14h30, Tính đến dinh Vua Mèo. Ở đây có bán thịt nướng, khoai nướng, sâm đất, mì ly, du khách có thể thưởng thức. Từ nhà của Pao đến dinh Vua Mèo tầm 9km. Từ dinh đến homestay để qua đêm tại thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú là tầm 30km. Hai vị khách tìm đến đây lúc trời cũng chập choạng. Sau khi cơm tối xong, cả hai tham gia lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô lúc 20h. Bữa tối đạm bạc nhưng theo Tính rất ngon, bao gồm lợn bản chiên, đậu hủ sốt cà, canh cải, gà kho, tổng cộng 100.000 đồng/người.
Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc là Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, người Yi trong nhiều văn liệu quốc tế, là một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống là tiểu vùng nam Trung Quốc. Người Lô Lô là một trong số 54 dân tộc Việt Nam với số dân 4.827 người theo Điều tra dân số 2019. Một số sống ở Thái Lan, Lào, và Trung Quốc.
Tên gọi Lô Lô (Lolo) ở Trung Quốc có khi được coi là mang sắc thái không hay, nhưng lại là tên tự gọi ở Việt Nam và Thái Lan. Nguồn sống chủ yếu của họ chủ yếu là ngô hoặc lúa nương. Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Chương trình kết thúc lúc 21h30, hai chàng trai trở về homestay nghỉ ngơi kết thúc ngày thứ nhất. Giá qua đêm 1 phòng 2 người là 250.000 đồng.
Ngày 2: Lũng Cú - Sông Nho Quế - đèo Mã Pí Lèng
Tính cùng bạn bắt đầu ngày tham quan thứ hai của mình lúc 9h vì trước đó trời mưa to. Cả hai háo hức đến cột cờ Lũng Cú, một trong những điểm đến thiêng liêng của Tổ quốc, nơi được nhiều du khách mong muốn ghé thăm trong hành trình khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn. Giá tham quan là 25.000 đồng/người.
Đến nơi, từ xa đã trông thấy cột cờ tọa lạc trên đỉnh núi Rồng có độ cao 1.470m so với mặt nước biển. Cột cờ Lũng Cú có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biến giới Việt - Trung. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Đến chân núi Rồng, du khách tiếp tục chinh phục 389 bậc đá dẫn lên cột cờ Lũng Cú, để rồi ngỡ ngàng trước bức tranh thiên nhiên ngoạn mục, toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn trùng điệp như một kiệt tác của tạo hóa, chấm phá những bản làng mộc mạc, hay Hải Cẩu Hoàn cong cong hình chữ M ẩn hiện dưới màn sương trắng, và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn như những hoa văn được nắn nót vẽ nên.
Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có hai ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc Việt Nam.
10h30, đường từ Lũng cú đến thị trấn Đồng Văn mê hoặc lòng người bởi vẻ hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo sừng sững. hai vị khách đến thị trấn Đồng Văn ăn trưa. Từ thôn Lô Lô Chải đến thị trấn Đồng Văn tầm 27km. Các món ăn trưa là thịt gà kho, rau luột, canh cải, đậu hủ, với mức giá là 100.000 đồng/người. Sau bữa trưa, cả hai tranh thủ nghỉ ngơi và sau 1 tiếng, đã đến sông Nho Quế, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dài 46km trên lãnh thổ Việt Nam. Dòng sông màu xanh ngọc bích chảy len lỏi giữa triền núi dựng đứng, tạo nên một khung cảnh nên thơ mà bất kỳ du khách nào đến đây cũng đắm say.
Từ Đồng Văn đi lên đèo Mã Pì Lèng, đến địa phận xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, bạn sẽ thấy có biển chỉ dẫn đi xuống bến thuyền sông Nho Quế. Nơi đây là bến Tà Làng. Cung đường 8km từ đây xuống đến bến thuyền vô cùng dốc thoải, khúc khuỷa. Ai đi xe máy có thể tự chạy xuống đây, nhưng đi ô tô thì nên thuê người dân chở xuống với chi phí 150.000 đồng cho hai chiều.
Cách thứ hai là bạn chạy thẳng đến bến Xín Cái. Xín Cái là xã đầu tiên trong 3 xã xa nhất của huyện Mèo Vạc. Con đường vào xã này cũng chạy dọc sông Nho Quế, từ Mã Pì Lèng các bạn cũng có thể nhìn thấy con đường này. Cuối đèo Mã Pì Lèng phía bên Mèo Vạc sẽ có biển chỉ đi Xín Cái, các bạn chạy vào khoảng hơn 5km nữa sẽ tới bến thuyền gần cầu Tràng Hương. Từ đây tiếp tục đi bộ khoảng 2km để xuống được bến thuyền dưới mặt sông, bạn có thể lựa chọn chèo thuyền kayak, giá dịch vụ 50.000 đồng/tiếng hoặc đi thuyền giá từ 80.000-100.000 đồng, tùy sở thích của mình.
14h, để đến mỏm đá cheo leo Mã Pí Lèng trên đường từ huyện Đồng Văn xuống huyện Mèo Vạc, đường đi lên khá nhỏ trời mưa rất nguy hiểm nên bạn nhớ cẩn thận.
16h30, cả 2 di chuyển từ huyện Mèo Vạc về thị trấn Yên Minh, tuy nhiên vì xả lũ nên đoạn đường di chuyển của hai bạn rất khó khăn.
18h, cả hai ăn tối với thịt gà kho, rau luột, canh cải, đậu hủ và nghỉ ngơi tại homestay ở thôn Nà Mạ, huyện Yên Minh, giá 250.000 đồng/đêm/2 người. Theo nhận xét của Tính, homestay sạch sẽ, thiết kế đẹp, thoáng mát. Ngày thứ hai của hai chàng trai cứ thế qua nhanh.
Ngày 3: Yên Minh – Thành phố Hà Giang
7:00, hai chàng trai thức dậy trả phòng và sau đó đi chợ phiên Yên Minh và ăn sáng. Các món ăn sáng rất đơn giản như bánh cuốn và phở, giá chừng 30.000/phần. Thông thường ở đây, người ta họp chợ vào chủ nhật. Cả hai di chuyển về lại thành phố Hà Giang vào lúc 10h30, trả xe và nghỉ ngơi. Đúng 12h, cả hai lên xe khách đến tỉnh Cao Bằng.
Chọn trải nghiệm - trọn cảm xúc. Cùng cộng đồng CheckinVietnam đi ăn chơi và cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình tại link này nhé!
Nguồn ảnh: Nguyễn Thanh Tính
Cảnh tượng siêu thực ở Hà Giang khiến hàng loạt khách Tây ngạc nhiên khi họ vừa thư giãn, vừa ngân nga những giai điệu du dương trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Sắp đến Tết Tây rồi, đã đến lúc thưởng cho mình những ngày nghỉ thật thư thái sau một năm làm việc vất vả. Nếu bạn chưa chọn được nơi nghỉ dưỡng nào, hãy thử chọn Sapa, nơi sở hữu tham khảo top 4 homestay xinh xắn, dịu dàng, hòa nhã cùng thiên nhiên.
Một địa điểm ở Việt Nam cứ ngỡ đứng giữa lòng Thụy Sĩ, thu hút bởi khung cảnh mang vẻ đẹp hùng vĩ.
Cẩm nang du lịch Tuyên Quang: Địa điểm vui chơi hứa hẹn cực kỳ thú vị vào ngày lễ 2/9 sắp tới.
Nếu bạn là một "fan" chân chính của Hà Giang thì nhất định khi hết dịch, đừng quên khám phá 5 tọa độ mới toanh, lên hình "đỉnh của chóp" ở miền đá nở hoa này.
Dài khoảng 2,5 km, cung đường qua Mẻ Pja là một con đèo quanh co khúc khuỷu nhất khu vực Đông Bắc. Với 14 tầng hai bên là núi cao trùng trùng điệp điệp, Mẻ Pja đẹp hùng vĩ mà nên thơ vô cùng.
Phở ngô là món ăn độc đáo của cao nguyên đá Hà Giang và làm nên thương hiệu cho âm thực của Quản Bạ.
Suôi Thầu vào mùa tam giác mạch, thu hút khách du lịch khi khung cảnh lúc này không khác gì “Thụy Sĩ thu nhỏ”.
Dốc Chín Khoanh đích thị là vùng đồi núi đẹp nhất nhì Việt Nam, nhiều du khách phải trầm trồ rằng khung cảnh khi nhìn xuống chẳng khác nào một "Thuỵ Sĩ thu nhỏ".
Cảnh tượng siêu thực ở Hà Giang khiến hàng loạt khách Tây ngạc nhiên khi họ vừa thư giãn, vừa ngân nga những giai điệu du dương trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Du khách nào cũng thích thú với hình ảnh những mái nhà lợp rêu phủ quanh năm ở thôn Xà Phìn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Mùa hè rêu ngả màu vàng do nắng, mùa đông rêu lại phát triển xanh tốt.
Cảnh báo hóm hỉnh rằng "Không nên đi Hà Giang nếu không muốn người về rồi mà hồn vẫn ở Hà Giang vì quá đẹp", một du khách đã chia sẻ lịch trình 3N2Đ check-in Hoàng Su Phì đầy cảm xúc.