Những ngày cận Tết, cầu duyên trở thành một "phương thức cứu cánh" cho hầu hết dân FA, đi 4 ngôi chùa này biết đâu bạn "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi"
Bởi ai mà chả mong có một bàn tay nắm lấy đêm giao thừa, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, những ngày cuối năm, cầu duyên lại trở thành một cụm từ hot hơn bao giờ hết. Đây vốn là một hoạt động tín ngưỡng tâm linh có từ lâu đời bên cạnh cầu an, cầu tài lộc. Nhân dịp năm mới sắp sang, hãy cùng Check in Vietnam điểm tên 4 ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội nhé!
Chùa Hà - Ngõ 86 Phố Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội
Đây chắc chắn là cái tên được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi giới trẻ Hà Thành đi cầu duyên. Bởi đã có rất nhiều mối tình dẫn chứng từ ngôi chùa này. Chùa Hà được coi là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất trong “thắt sợi chỉ hồng” cho tình yêu đôi lứa.
Mặt tiền chùa Hà
Những ngày thường, chùa chỉ mở tới 6h chiều. Những ngày lễ, Tết, chùa sẽ đóng cửa muộn hơn. Do đó, khi đi lễ, bạn nên tranh thủ đi sớm. Tới chùa xin duyên, bạn nên chuẩn bị sớ lễ tại ba ban chính là ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Thánh Mẫu. Sau khi lễ xong, đừng quên mang túi duyên về và chờ đợi tình yêu đến nhé.
Một mâm lễ cơ bản khi cầu duyên chùa Hà
Phủ Tây Hồ - Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Phủ Tây Hồ là một trong những ngôi chùa lớn nổi tiếng tâm linh tại thủ đô. Không chỉ là chốn cầu công danh tài lộc, phủ còn là chốn cầu duyên linh thiêng. Được biết, Phủ được lập lên để thờ Liễu Hạnh Công chúa – một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.
Phủ Tây Hồ thường xuyên đông đúc trong những ngày đầu cuối năm, tháng
Có người cầu an, người cầu may, người cầu công danh, tiền bạc. Song cũng không ít bạn trẻ tới đây cầu duyên, xin thánh đức độ một mối tình. Hoặc thắt sợi chỉ đỏ cho tình yêu thêm bền chặt.
Bạn trẻ đi cầu duyên ở Phủ Tây Hồ
Am Mỵ Châu - Chùa Cổ Loa
Theo dân gian, am thờ công chúa Mỵ Châu không đầu, được cho là lời hứa của nàng quay về hầu cha. Cùng với câu chuyện tình cảm động giữa Mỵ Châu – Trọng Thủy. Chính vì lẽ đó, nhiều người càng thêm tin vào sự linh ứng của nơi đây.
Hằng năm, các bạn trẻ đều tới đây cầu duyên, xin nàng thắt sợi dây tơ hồng cho một người như ý.
Chùa Phúc Khánh - 382 Tây Sơn, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Ngôi chùa này nổi tiếng về cầu tài lộc, cầu may nhiều hơn. Tuy nhiên, dân Hà Thành vẫn coi nơi đây là một điểm đến khá linh nghiệm cho những chuyến cầu duyên.
Hằng năm, sau tiếng chuông giao thừa, nhà nào nhà nấy đều tới chùa hái lộc đầu năm. Nổi tiếng linh nghiệm, bất kỳ thời điểm nào, chùa cũng đông khách đường xa tới ghé thăm.
Đi cầu duyên chuẩn bị gì?
Khi đi lễ cầu tình duyên, tốt nhất, bạn nên đi một mình, soạn lễ đơn giản, không cần quá cầu kỳ, nhưng thành tâm. Hãy ăn mặc nghiêm túc áo kín cổ, quần dài khi bước chân vào làm lễ tại chốn linh thiêng. Không nói những lời báng bổ hay những câu nói không tốt khác. Và đừng quên tắt chuông điện thoại, không khấn quá to và không làm ồn tại chùa bạn nhé!
Hãy chọn ngày lành để đi lễ cầu duyên. Nếu bạn làm lễ vào mùng 1 hoặc ngày rằm thì tốt nhất nhưng những ngày này chùa thường rất đông, sẽ hơi khó để bạn làm lễ. Điều quan trọng nhất là sự “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn gửi gắm ước nguyện của mình tới Phật Thánh, các ngài chứng giám cho tâm thành của bạn sẽ ban may mắn.
Chọn trải nghiệm - trọn cảm xúc. Cùng cộng đồng CheckinVietnam đi ăn chơi và cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình tại link này nhé!
Mới đây, chùm ảnh gian bếp Tết xưa được kênh Ẩm thực mẹ làm đăng tải đã khiến cho nhiều người bồi hồi xúc động nhớ về kỉ niệm quê nhà.
Vườn đào Nhật Tân - một tọa độ check-in được yêu thích của team Hà Thành mỗi dịp xuân về, đang rực sắc hồng đón xuân về
Cái Tết của người Việt cách đây hơn 30, 40 năm về trước mới dung dị và bình yên làm sao.
Tết Nhâm Dần 2022, bạn nhất định phải đến các địa điểm vui chơi và chụp ảnh này. Để có cho mình những bộ ảnh đẹp nhất, cùng những phút giây vui vẻ bên cạnh gia đình của mình nhé!
Cộng đồng du lịch Check in Vietnam ngỡ ngàng khi sáng 27 Tết, tuyết bất ngờ phủ trắng đỉnh Fansipan, Lào Cai
Những ngày cận Tết, cầu duyên trở thành một "phương thức cứu cánh" cho hầu hết dân FA, đi 4 ngôi chùa này biết đâu bạn "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi"
Đã quá quen thuộc với bao cư dân thủ đô, tháng 8 đến là những sấu chín, cốm xanh, quả hồng, quả thị... sống dậy trong ký ức, nhắc nhớ người ta ra phố thưởng thức quà vặt mùa thu Hà Nội.
Các hàng chè phố cổ được nhiều người yêu thích và đặc biệt chỉ bán những món truyền thống nhưng vẫn hút khách tại Hà Nội.
Ăn hải sản thì phải đến tận nơi mới tươi ngon. Nhưng nếu bạn ở thủ đô và chưa thể ra biển thì 10 nhà hàng buffet hải sản hàng đầu Hà Nội này là gợi ý không tồi khi được một chuyên trang giới thiệu đến khách nước ngoài.
Những địa vui chơi “huyền thoại” của Hà Nội liệu có đang bị lãng quên? Hãy thử điểm lại xem liệu ai còn nhớ và ai chưa biết nhé!
Nhắc đến chả cá thì người Hà Nội sẽ nghĩ đến món chả cá chiên thường ăn kèm một số loại bún và... các nhà hàng chả cá nổi tiếng với những miếng cá nướng chẳng liên quan gì đến món chả cá chiên.
"Sinh sau đẻ muộn" so với hương vị phở truyền thống là phở bò nhưng phở gà đã tạo được vị thế nhất định trong món Phở Hà Nội. Sau đây là 3 quán phở gà ở Hà Nội được trang BestPride Travel gợi ý cho du khách.