Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm một địa chỉ để nghỉ ngơi, du lịch gần Hà Nội thì làng cổ Đường Lâm chính là lựa chọn hoàn hảo cho một chuyến tìm về vùng quê không khí trong lành, yên ả xa rời khói bụi thành phố. Không chỉ vậy, nơi đây còn lưu giữ nhiều kiến trúc nhà mang đậm kiến trúc của vùng quê Bắc Bộ với những con đường gạch, bức tường đá độc đáo. Cùng chúng mình bỏ túi kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm mới nhất này nhé!
MỤC LỤC [Hiện]
Cách trung tâm Thủ đô chỉ khoảng 44km về phía Đông, làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây từng được biết đến là quê hương của vua Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi với cái tên “đất hai vua”. Cho đến thời điểm này, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc trưng với cây đa, giếng nước, sân đình,… của một ngôi làng Bắc Bộ với gần 1 nghìn ngôi nhà còn giữ được nét truyền thống.
Kiến trúc cổ xưa tại làng cổ Đường Lâm còn nguyên vẹn chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ
Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Đến với làng cổ Đường Lâm, bạn sẽ có một chiếc tour trở về với miền kí ức xưa với không gian yên bình, êm ả đặc trưng của làng quê Việt. Cùng chúng mình ghé thăm những địa điểm đặc biệt hấp dẫn không nên bỏ qua khi tới Đường Lâm này nhé!
Cổng làng Mông Phụ Là cổng làng duy nhất còn sót lại ở làng cổ Đường Lâm. Cổng được xây dựng từ thời Hậu Lê và có nét kiến trúc đặc biệt so với những cổng làng truyền thống xưa. Cổng làng Mông Phụ có đầu nóc kiểu “thượng gia hạ môn” (hiểu là trên là nhà, dưới là cổng). Cùng với cây đa, bến nước, ao sen, cổng làng Mông Phụ đúng tạo nên khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa mà ai đã qua thời ấy rồi cũng rất nhớ nhung, hoài niệm.
Được xây dựng cách đây gần 400 năm, đình làng Mông Phụ mang đậm kiến trúc triều đại phong kiến xưa với kiến trúc kiểu chứ Công. Gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Hữu Mạc và Tả Mạc hai bên đình và tòa Đại đình ở giữa. Bước vào phía trong đình, bạn sẽ thấy có nhiều góc treo hoành phi, câu đối có niên đại cả mấy trăm năm. Trong đình còn lưu giữ hai giếng cổ có giá trị đặc sắc.
Tọa lạc tại địa bàn thôn Mông Phụ, nhà thờ họ Giang được xây dựng từ thời vua Tự Đức nhằm thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Nhà thờ có kiến trúc hình chữ Nhị, đây là địa điểm tham quan hấp dẫn, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay.
Tại Đường lâm, có cả gần một nghìn ngôi nhà cổ được xây dựng từ những năm giữa thế kì XVII. Các ngôi nhà ở đây đều được xây theo lối kiến trúc 5 gian, 7 gian đặc biệt của lối kiến trúc Bắc Bộ xưa. Nguyên liệu xây dựng được sử dụng là các vật liệu truyền thống như: đá ong, gạch đất nung, gỗ xoan, tre nứa, đất nện, mùn cưa. Với kiến trúc mang đậm nét văn hóa xưa, khuôn viên của các ngôi nhà cổ đều được xây dựng thành các khu tách biệt như: nhà chính, nhà ngang, nhà bếp, sân vườn, giếng nước…
Một số ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất ở Đường Lâm bạn có thể đến tham quan là:
Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Văn Hùng với cổng xưa rợp bóng cây tơ hồng
Căn nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến lại có khoảng sân rộng xếp đều tăm tắp các vại tương của cha ông để lại bao đời
Căn nhà của chị Dương Lan lại độc đáo ở chiếc bục cửa rất cao khiến ai muốn bước chân vào cũng phải cúi rạp mình
Giếng làng tại Đường lâm cũng giống như nhiều làng quê khác ở Bắc Bộ. Xưa, đây là nơi người dân lấy nước sinh hoạt hằng ngày, là nơi tập trung của người dân cả làng. Tuy nhiên, nếu ở các địa phương khác, giếng nước làng gần như đã bị lấp đi hết thì tại Đường Lâm, đi tham quan quanh quanh, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều giếng nước cổ. Dòng nước trong vắt, mát rượi sẽ làm bạn thích thú đó!
Nếu có nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn có thể đi tham quan đền thờ Phùng Hưng và lăng đền thờ vua Ngô Quyền nữa bạn nhé! Một ngày ở Đường Lâm góc nào cũng có thể làm background xịn cho bạn đó, tha hồ mà check in Đường Lâm bạn nhé!
Vì nằm ngay ngoại thành Hà Nội nên việc di chuyển đến Đường Lâm rất dễ dàng và có nhiều phương thức di chuyển cho bạn tha hồ lựa chọn.
Đến đây rồi thì tha hồ mà check in, chụp ảnh
Bạn có thể di chuyển bằng xe bus đến Đường Lâm với các tuyến bus số 71, 73, 89 để đến bến xe Sơn Tây. Sau đó thì đi xe ôm hoặc taxi đến Đường Lâm.
Xe khách cũng là phương tiện được nhiều người ưu tiên. Bạn có thể lựa chọn xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ để di chuyển với thời gian chỉ chừng 1giờ 15 phút cho chuyến đi.
Tuy nhiên, phương tiện tối ưu nhất được mọi người lựa chọn chính là phương tiện cá nhân. Xe máy hoặc ô tô đều rất dễ đi nên bạn có thể tham khảo 2 cung đường đến Đường Lâm:
Nếu cần thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, cần hít thở một bầu không khí trong lành thực sự thì làng cổ Đường Lâm đúng là địa chỉ tuyệt vời dành cho bạn đó! Chần chừ gì mà không lên ngay một kế hoạch chi tiết cho chuyến đi cuối tuần của gia đình, bạn bè ngay!
Ảnh: Tổng hợp
Tết năm nay, bạn đã note lại top 5 ngôi chùa linh thiêng nhất nhì Hà Nội để cầu an lành may mắn cho cả năm, cầu được ước thấy chưa? Note lại ngay nhé!
Năm mới, thay vì đi thật xa, bạn hãy thử khám phá 5 tọa độ "rất Hà Nội" chưa bao giờ hết hot này nhé! Đảm bảo chỉ cần đứng vào thôi cũng ngay những shoot hình thanh xuân đẹp điêu đứng đó!
Khu đô thị Ecopark – một không gian xanh hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn cùng hội bạn thân những tấm hình sống ảo ngàn like với hàng trăm loài hoa rực rỡ ở khắp mọi nơi
Tết Nhâm Dần 2022, bạn nhất định phải đến các địa điểm vui chơi và chụp ảnh này. Để có cho mình những bộ ảnh đẹp nhất, cùng những phút giây vui vẻ bên cạnh gia đình của mình nhé!
Đi đâu cho xa, đến Hồ Tây ngắm hoa hoa muồng hoàng yến nở rực cả trời báo hiệu mùa hè đã đến.
Hàng nghìn người đổ về Lotte Mall West Lake trong ngày đầu khai trương. Đây hứa hẹn là tổ hợp thương mại, giải trí hàng đầu của Hà Nội sắp tới.
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!
Được mệnh danh là "đặc sản kinh kỳ", cà bát Khương Hạ tưởng chừng sắp thất truyền khi món ngon có tuổi đời 300 năm này đang có khá ít người biết đến. Và hiện đã có những người trẻ vực dậy món cà muối lâu đời của ẩm thực Hà thành.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, sự kiện cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm đã thu hút không chỉ nhiều người đến check in mà còn tạo nên một làn sóng chia sẻ đầy cảm xúc trên các trang mạng.
Gợi ý 4 nhà hàng nên dẫn bạn bè nước ngoài đến ăn sau đây từ một cô gái Hà thành, người vừa tiếp một người bạn nước ngoài ghé thăm cô và thủ đô Hà Nội.
Những ngày qua, nhiều bạn trẻ khoe ảnh check in địa điểm ngắm hoa phong linh mới nổi ở trung tâm thủ đô Hà Nội thay vì đi xa hơn một chút ra những tuyến đường vành đai như trước đây.