Qua loạt ảnh chia sẻ chuyến đi đến Đường Lâm ngày cận Tết của một bạn trẻ trên diễn đàn Check in Vietnam, chợt nhận ra làng cổ Đường Lâm không hẳn là một ngôi làng. Đường Lâm không phải tên làng và tên gọi điểm đến này đã trở thành một thương hiệu du lịch.
Gần đây, loạt ảnh của bạn Hieu Vu chụp khung cảnh thanh bình của làng cổ Đường Lâm dịp cận Tết đã thu hút nhiều lượt like và thả tim trên diễn đàn Check in Vietnam. Theo thông tin từ bài đăng này thì để di chuyển đến đây từ nội thành Hà Nội, có thể đi xe buýt các tuyến 70, 71, 77 hoặc tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân khoảng 40 km với nhiều tuyến đường để lựa chọn tùy tình hình giao thông. Vé vào cổng tham quan danh thắng này là 20k/lượt, giá thuê xe đạp 50k (không giới hạn thời gian) và trong các làng cổ cũng có nhiều cửa hàng cho thuê áo dài đa dạng chủng loại để chụp ảnh.
Quang cảnh Đường Lâm hết sức phù hợp với những tà áo dài. (Ảnh: Hieu Vu/group Check in Vietnam)
Để nói thêm về các tuyến đường đến Đường Lâm thì 2 tuyến đường quen thuộc nhất là quốc lộ 32 và quốc lộ 21A, đều kết nối với những tuyến chính vào trung tâm Hà Nội. Nói chung, Đường Lâm là điểm đến có giao thông thuận lợi vì nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), ngay cạnh quốc lộ 32 và lối vào ngay ngã ba giao cắt với quốc lộ 21A.
Theo một số tài liệu thì Đường Lâm không phải là một ngôi làng mà là một xã thuộc thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội), cách trung tâm thủ đô 50 km về phía Tây. Nơi đây có sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai qua để vào thị xã Sơn Tây, tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình.
Những cánh cổng và bức tường vô cùng đặc trưng. (Ảnh: Hieu Vu/group Check in Vietnam)
Hiện có 9 thôn thuộc xã Đường Lâm và chỉ có 5 thôn thực sự là những ngôi làng cổ gồm: Cam Thịnh (gọi tắt từ Cam Giá Thịnh), Cam Lâm (trước gọi là Cam Tuyền), Đoài Giáp, Đông Sàng và Mông Phụ. 4 thôn còn lại thì thôn lâu đời nhất được lập vào nửa đầu thế kỷ 19, còn lại chỉ có lịch sử vài chục năm. Quần thể làng cổ này giúp Đường Lâm trở thành "làng cổ" đầu tiên ở Việt Nam được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2006.
Ngoài những ngôi nhà cổ mang đậm tinh hoa văn hóa Bắc Bộ đã rất nổi tiếng thì những ai đến Đường Lâm không nên bỏ qua những địa điểm du lịch tâm linh, những công trình biểu tượng cũng hết sức cổ kính gồm Lăng vua Ngô Quyền tại thôn Cam Lâm, Hậu cung thờ Phùng Hưng (nơi đặt tượng của ông) tại đền thờ ở thôn Cam Lâm, cổng làng Mông Phụ, đặc biệt là Văn miếu Sơn Tây - công trình được phục dựng năm 2012 ở làng Mông Phụ.
Và còn nhiều nhà thờ cổ khác ở Đường Lâm. (Ảnh: Hieu Vu/group Check in Vietnam)
Văn miếu Sơn Tây được phục dựng lại trên nền đất cũ. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ Thủ đô)
Đến với Đường Lâm, du khách còn có thể tìm món thịt quay đòn và món tương truyền thống của các làng nghề ở đây được mệnh danh không hề thua kém các làng làm tương nổi tiếng khác ở Bắc Bộ. Ngoài ra, các loại kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam thơm ngon là đặc sản Đường Lâm nổi tiếng với hương vị đặc biệt mà bạn có thể thưởng thức cùng trà và mang về làm quà.
Nguồn: Tổng hợp
Sắp tới từ ngày 30/9 người dân TP.HCM sẽ được đến địa điểm du lịch cực đẹp này
Các hoạt động triển lãm chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội là cơ hội hiếm có để trải nghiệm những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nếu không muốn đi đâu xa thì cũng có 7749 địa chỉ vui chơi thú vị ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Nhà cổ Hanok là một kiểu kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Triều Tiên và người Hàn Quốc ảnh hưởng kết hợp giữa Triều Tiên và Nhật Bản, đặc trưng cho kiến trúc nhà cổ của đất nước Hàn Quốc. Hiện tại trên thế giới đã công nhận ngôi nhà này là một quần thể kiến trúc hình mẫu và nhiều kiến trúc sư trên thế giới đánh giá cao.
Những ngày cuối tháng 2 hàng năm, hoa phong linh tại Khu đô thị Park City Hà Nội (quận Hà Đông) nở rộ, tạo nên sắc vàng rực rỡ, thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn thủ đô.
Chợ Mơ được mệnh danh là thiên đường ẩm thực dưới lòng đất của Hà Nội, chỉ cần cần 100 “cành” đảm bảo vừa được ăn ngon mà còn no bụng.
Qua loạt ảnh chia sẻ chuyến đi đến Đường Lâm ngày cận Tết của một bạn trẻ trên diễn đàn Check in Vietnam, chợt nhận ra làng cổ Đường Lâm không hẳn là một ngôi làng. Đường Lâm không phải tên làng và tên gọi điểm đến này đã trở thành một thương hiệu du lịch.
Đúng như tác giả món ăn độc đáo giới thiệu hay là cảnh báo cho những người không ăn được cay, công thức giò bì tai ớt xiêm xanh sau đây chỉ dành cho người "ăn cay cấp độ không giới hạn".
Dịp Tết Âm lịch 2025, TP Hà Nội tổ chức nhiều điểm bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh.
Đây là những địa điểm chụp ảnh áo dài Tết gây sốt ở thủ đô Hà Nội, chỗ nào cũng đậm chất truyền thống mà lại rộn ràng không khí đầu năm.
Hà Nội sẽ tổ chức màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone với chương trình ca nhạc quy tụ dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế để chào đón năm mới 2025 tại hồ Tây.
Đâu là những quán lẩu thái ngon thỏa mãn cơn thèm cay cay và ấm nóng trong tiết trời mùa đông Hà Nội này?