Ngày trước, các công ty xích lô quản lý từ vài chục đến vài trăm xe, nhưng bây giờ chỉ còn vỏn vẹn 5-10 xe còn hoạt động.
Thủ đô Hà Nội đang trở lại với những ngày thường nhật trước đây sau thời gian giãn cách nhưng phố đi bộ Hồ Gươm vẫn chưa được mở cửa trở lại.
Vào 10 giờ rưỡi sáng, chú Bằng (57 tuổi) đạp chiếc xe xích lô của mình đi lanh quanh vòng hồ dù không có một bóng khách. Chú là người con Nam Định và gắn bó với cái nghề nay đã được 10 năm. Xích lô luôn là mảnh ghép mang phần hoài niệm của thủ đô, nhưng dịch bệnh cũng khiến miếng cơm manh áo của họ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Chú Bằng đã dành nhiều năm ở Hà Nội và sinh sống bằng nghề đạp xích lô
Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, công việc của chú Bằng cũng khá tất bật, hầu như chú có rất nhiều cuốc, phải 10h đêm mới về nhà. Gắn bó với nghề cả thập kỷ, chú còn học hỏi nhiều thứ như nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, hay thuộc từng ngõ trong 36 phố phường.
Chú Bằng thuộc quản lý của 1 trong 4 công ty chuyên quản lý xích lô du lịch tại Hà Nội. Những tài xế như chú được công ty điều phối, liên kết với khách nên cũng có lượng khách khá ổn định.
"Dù công việc vất vả, phơi nắng gió suốt ngày nhưng vì mưu sinh nên chú cũng cố gắng. Nếu làm ít giờ thì kiếm ít lắm, nên hầu như ngày nào các chú cũng làm đến 10h đêm mới được nghỉ.
Chi phí trên này đắt đỏ lắm. Hồi chưa có dịch, sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt như nhà trọ, ăn uống, chú để lại được khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng", chú tâm sự.
Covid-19 đã thật sự đã làm đảo lộn mọi thứ. Cuộc sống của chú Bằng cũng không ngoại lệ, 6 tháng qua Hà Nội gần như không đón được mấy khách du lịch, thêm vào đó còn phải giãn cách xã hội nên chú Bằng chọn cách về quê, làm nông, cấy lúa.
Chú Bằng mày phân trần: "Nhưng ở nhà nhiều quá, làm nông cũng chán lắm. Thậm chí tôi còn không thuộc đường ở quê bằng ở trên này".
"Bây giờ một ngày được vài chuyến là may, một tháng kiếm được 5 triệu đồng là hạnh phúc rồi. May mắn là thời gian qua, chủ nhà giảm cho chú 50% tiền thuê nhà trọ nên cũng đỡ một phần".
Hiện nay, công ty quản lý vẫn chưa hoạt động nên chú chủ động làm việc độc lập.
"Công ty cũng khó khăn, người ta bảo khi nào có khách thì sẽ thông báo. Hiện giờ chỉ có khoảng 5-10 xe xích lô hoạt động trở lại. Chưa có khách du lịch, nhất là chưa có khách quốc tế, nên người ta còn ngại. Công ty cũng khó khăn lắm nên không có chính sách gì hỗ trợ cho các chú cả".
Thỉnh thoảng, chú Bằng còn làm thêm nhiều công việc khác để kiếm thêm thu nhập. "Bây giờ tôi cũng lớn tuổi rồi, sử dụng điện thoại thông minh không được nhanh nhạy như các bạn thanh niên. Đi làm xe công nghệ thì phải đi nhiều chuyến xa, có những nơi không biết đường, mình phải dùng điện thoại để tra, rồi cài đặt các ứng dụng. Còn các chú làm xích lô du lịch thì đa phần chỉ chạy quay phố cổ thôi, mình quá quen rồi", chú Bằng tâm sự.
Có thể thấy chú Bằng là một trong nhiều người lao động ngoài kia phải chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh hoành hành. Mất kế sinh nhai, các lao động đặc biệt trong ngành du lịch hầu hết phải làm nghề khác thì mới có tiền sinh hoạt.
Những tấm biển như thế này là không quá xa lạ
Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, và đang dần gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch từ ngày 21/9, nhưng nhiều khách sạn, quán ăn, nhà hàng… vẫn đóng cửa im lìm. Đi dọc các con phố cổ ở thủ đô, các tấm biển đóng cửa vẫn được dựng trước các cửa khách sản, hay cho thuê mặt bằng.
NGUỒN: Tổng hợp
Suốt 2 tháng qua, Hoàng Phúc đã liên tục lấy xe hơi của anh đi chở bệnh nhân F0 tới bệnh viện, chở bình oxy,... 9X đã có 2 lần ngất xỉu, kiệt sức trong hành trình chống dịch Covid-19 này.
Đi đâu cho xa, đến Hồ Tây ngắm hoa hoa muồng hoàng yến nở rực cả trời báo hiệu mùa hè đã đến.
Việc những gánh hàng rong trên phố đi bộ Nguyễn Huệ chặt chém không còn quá xa lạ, nhiều khách tham quan phải ôm cục tức để ráng ăn cho đỡ... tiếc tiền.
Gia đình Hải Yến có bố là công an trực chốt kiểm soát, mẹ làm nhiệm vụ đi chợ mua đồ cho người dân, ngay sau khi hoàn thành việc thi đại học, Yến đã tham gia làm TNV chống dịch
Không có chỗ trú, tình nguyện viên này đã phải vừa che dù vừa ngủ trong tiết trời mưa tầm tã.
Loạt địa điểm tại TP.HCM không chào đón khách đến chụp ảnh, dù đẹp đến mấy nhưng vẫn ngậm ngùi vì những lý do dưới đây.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, sự kiện cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm đã thu hút không chỉ nhiều người đến check in mà còn tạo nên một làn sóng chia sẻ đầy cảm xúc trên các trang mạng.
Gợi ý 4 nhà hàng nên dẫn bạn bè nước ngoài đến ăn sau đây từ một cô gái Hà thành, người vừa tiếp một người bạn nước ngoài ghé thăm cô và thủ đô Hà Nội.
Những ngày qua, nhiều bạn trẻ khoe ảnh check in địa điểm ngắm hoa phong linh mới nổi ở trung tâm thủ đô Hà Nội thay vì đi xa hơn một chút ra những tuyến đường vành đai như trước đây.
Một tín đồ ẩm thực gần đây gợi ý cộng đồng mạng 6 nhà hàng dim sum ngon ở Hà Nội cùng nhiều miêu tả và nhận xét khá chi tiết. Chủ đề này đã thu hút nhiều sự chú ý từ các cư dân mạng cùng nhiều ý kiến đóng góp thêm nhiều địa chỉ khác.
Trước khi mùa hạ đến thay thế cho mùa xuân thì mùa hoa sưa lại về bên những "góc phố tinh khôi" như miêu tả của những thành viên Check in Vietnam đã kịp bắt lấy những khoảnh khắc hoa nở đầu tiên.
Với thông tin "Hàm cá mập" Bờ Hồ sắp được dỡ bỏ từ UBND TP Hà Nội, 3 quán cà phê nổi tiếng tại tòa nhà "Hàm cá mập" này thời gian tới có thể sẽ có view mới, trải nghiệm khách hàng hẳn sẽ khác nhiều.