Sau khi cải tạo công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng vẫn hiện ra với hình dáng bề thế hơn, hoành tráng hơn trước. Điều này khiến CĐM không khỏi bức xức, phẫn nộ.
Tháng 10/2019, dư luận xôn xao khi công trình Mã Pì Lèng Panorama xuất hiện sừng sững giữa đèo Mã Pì Lèng. Toà nhà 7 tầng với kết cấu bê tông cốt thép, được xây trên đèo Mã Pì Lèng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu 2019 đã thu hút nhiều người lui tới check-in bởi địa điểm này có view toàn cảnh sông Nho Quế và hẻm Tu Sản.
Mã Pì Lèng Panorama sừng sững giữa đèo Mã Pì Lèng
Nhiều người cho rằng công trình này đã phá vỡ cảnh quan của một trong tứ đại đỉnh đèo tại Việt Nam, một số tỏ ra thắc mắc khi suốt quá trình xây dựng công trình mà không ai biết và phản ánh. Cuối năm 2019, đoàn kiểm tra liên ngành đứng đầu là Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang đã kiểm tra công trình và phát hiện nhiều vi phạm.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh ngày 8/10/2019, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất phương án xử lý đối với công trình sai phạm này là phá dỡ 6 tầng, cải tạo phần còn lại làm điểm dừng chân ngắm cảnh. Phương án này được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đồng ý.
Ngày 18/7/2020, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang cho biết, địa phương này đang triển khai phá dỡ, cải tạo tổ hợp nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama. Chính quyền sở tại thống nhất không phá dỡ toàn bộ công trình, mà cải tạo thành điểm dừng chân theo hướng kiến trúc truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn, không có lưu trú.
Tuy nhiên gần đây, cư dân mạng không khỏi phẫn nộ khi hình ảnh so sánh trước và sau cải tạo của công trình nhà nghỉ, nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama được đưa ra cho thấy sau cải tạo thành điểm dừng chân thì công trình "nổi tiếng" này lại cao thêm một tầng mái, mặt tiền bề thế hơn hẳn. Và dù đã có lệnh cấm nhưng địa điểm dừng chân này vẫn hoạt động bình thường.
Hiện tại bài viết và những hình ảnh về khách sạn trên đèo Mã Pí Lèng vẫn đang nhận được chú ý từ cư dân mạng.
Ảnh: Linh Chi, Tiền Phong, Tuổi Trẻ
Những chiếc bánh kem được tạo hình như tô bún bò, phở, Việt Nam thậm chí cơm trộn Hàn Quốc, ramen Nhật Bản đang gây sốt khắp cộng đồng mạng.
Dịch vụ tàu du lịch 8 ngày 7 đêm với đoàn tàu hạng sang vé 200 triệu bị nhiều cư dân mạng đưa ra lời chê, chủ yếu do giá đắt đỏ và nội thất kém rộng rãi. Một cư dân mạng thử tính sơ sơ thì một gia đình 4 người đi tàu này sẽ mất "ngót tỉ đi chơi 8 ngày".
Đối với mình, món quà tuyệt vời nhất của mùa thu chính là những quả hồng.
Khu dã ngoại Trung Lương là điểm check in "sống ảo" mới tinh với những khung cảnh lãng mạn tựa trời Tây.
Cứ ngỡ hành vi của mình hài hước, cô gái nhận về rổ gạch đá phải vội xóa clip
Phú Quốc từ lâu đã được mệnh danh là hòn Đảo Ngọc, là tọa độ sống ảo vạn người mê. Phú Quốc tháng 11 là thời điểm đẹp nhất trong năm, đi ngay kẻo lỡ thôi nào bạn ơi!
Mùa hoa gạo đã đến, mùa của "những đốm lửa đỏ rực gọi hè bắt đầu vươn mình trên cao nguyên đá" đã đến và cộng đồng mạng yêu du lịch cũng bắt đầu rủ nhau check in hoa gạo Hà Giang.
"Vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang là một địa điểm du lịch mạo hiểm nổi tiếng, nhưng một nữ phượt thủ đánh giá cung đường này chỉ có độ khó mức 3/10 mà thôi.
Đây đang là thời điểm phù hợp để đi Hà Giang ngắm hoa xuân nở muộn bởi theo cập nhật từ admin Check in Vietnam thì "do tiết trời lạnh hơn mọi năm" nên hoa nở muộn hơn.
Sau hơn 1 tháng xuất hiện, trào lưu du lịch "Hà Giang Passport - Hộ chiếu Hà Giang" do travel blogger Tô Thái Hùng khởi xướng đã ghi dấu ấn trong cộng đồng du lịch Việt Nam.
Suốt cả tháng hoa mận đã chiếm lấy sự quan tâm của cộng đồng du lịch. Tuần qua, một cây hoa đào chuông ở làng Lô Lô Chải bỗng trở thành tâm điểm chú ý của du lịch Hà Giang.
Một thành viên diễn đàn Check in Vietnam đã đăng đàn tiết lộ 4 điều đặc biệt về Hà Giang mà bạn trẻ này cho rằng "không có bất cứ bài review nào nói với bạn". Vậy đó là 4 điều gì?