Thêm một quốc gia miễn thị thực cho du khách Việt Nam, chính sách này của Mông Cổ có hiệu lực từ tháng 3/2024.
Chính phủ Mông Cổ vừa công bố danh sách các nước được miễn thị thực, trong đó có Việt Nam. Danh sách này chính thức có hiệu lực từ ngày 7/3. Theo đó, công dân Việt Nam nhập cảnh Mông Cổ lưu trú không quá 30 ngày sẽ được miễn visa. Đây là động thái mới nhất của chính phủ Mông Cổ nhằm thu hút du khách Việt Nam.
Trước đây, khách Việt Nam sang Mông Cổ phải xin visa với thời gian cấp từ 5-7 ngày làm việc hoặc đăng ký e-visa mất 3 ngày và phí visa gồm 25 USD và phụ phí.
Công dân Việt có thể xin e-visa với 3 mục đích: Du lịch, quá cảnh và tham gia các sự kiện. Theo hướng dẫn từ Cơ quan Xuất nhập cảnh Mông Cổ, khách khi được cấp e-visa có thể in ra bản giấy hoặc lưu trong điện thoại, xuất trình tại cửa khẩu. Ngoài những mục đích trên khách Việt cần xin visa giấy.
Vào tháng 11/2023, Việt Nam và Mông Cổ đã ký hiệp định miễn thị thực song phương. Hiệp định này góp phần mở rộng hợp tác thương mại, du lịch, giao lưu nhân dân hai nước.
Từ cuối năm 2023, đường bay thẳng Ulaanbaatar - Nha Trang đi vào hoạt động đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và du khách Mông Cổ đến với Nha Trang, Việt Nam và ngược lại. Các công ty lữ hành tại quốc gia này cho biết, lượng khách du lịch Việt Nam đến Mông Cổ ngày càng tăng, đặc biệt là sau thời điểm đại dịch.
Mông Cổ là quốc gia được nhiều du khách Việt Nam ưa chuộng vì cảnh đẹp, người dân thân thiện và những nét văn hóa thú vị. Như vậy, Mông Cổ là quốc gia thứ 56 miễn thị thực cho Việt Nam. 55 quốc gia miễn thị thực cho Việt Nam khi công dân đến nhập cảnh gồm:
- Đông Nam Á: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor-Leste.
- Trung Á, Nam Á và Đông Á: Kazahkstan, Kyrgyzstan, Maldives, Nepal, Sri Lanka, Đài Loan (Trung Quốc), Tajikistan.
- Khu vực Trung Đông: Iran, Kuwait, Oman.
- Châu Đại Dương: Quần đảo Cook, Đảo Marshall, Quần đảo Puala, Micronesia, Niue, Samoa, Tuvalu.
- Nam Mỹ: Bolivia, Chile, Ecuador, Panama, Suriname.
- Khu vực Caribê: Barbados, Dominica, Haiti, St. Lucia, St. Vincent và Grenadines.
- Châu Phi: Burundi, Cape Verde, Quần đảo Comoro, Djibouti, Guiné-Bissau, Madagascar, Malawi, Mauritania, Mauritius, Mozambique, Namibia, Rwanda, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Tanzania, Togo, Zambia.
NGUỒN: Tổng hợp
Trải nghiệm ngồi xe bus băng băng trên dòng sông Seine đã khiến nhiều du khách vừa run vừa thích thú vô cùng.
Nhà hàng "chất như nước cất": có mưa có lũ vẫn sẵn sàng xắn gấu quần lên phục vụ tận tình cho thực khách.
Từ những bán đảo lộng gió đến những bờ biển biệt lập..., hãy xem 7 nhà hàng này phục vụ bữa ăn ở những địa điểm khắc nghiệt nhất thế giới bằng cách nào.
Những bức ảnh chụp lại đoàn tàu suốt 4 mùa cùng những nỗ lực của người đàn ông 70 tuổi đã biến nơi này trở thành điểm du lịch tiềm năng.
Liệu có thật không? Một túp lều tranh hai trái tim vàng vẫn hạnh phúc?
Bali nổi lên là một địa điểm du lịch biển đẹp nhất Đông Nam Á này. Với dân du lịch Việt Nam, hòn đảo này cũng được nhiều người lựa chọn làm điểm đến vui chơi thỏa thích.
Hôm 25/3 vừa qua, 50 Best đã công bố danh sách 50 Nhà hàng tốt nhất Châu Á năm 2025. Hãy cùng xem những cái tên nào trong khu vực lọt vào Top 10 điểm đến ẩm thực trong danh sách này.
Hãy xem những cái tên nào lọt Top 10 nhà hàng tốt nhất Trung Đông và Bắc Phi năm 2025 trong danh sách 50 Nhà hàng Tốt nhất Trung Đông và Bắc Phi năm 2025 vừa được công bố.
Lọt danh sách 100 nhà hàng hàng đầu năm 2024 của tổ chức Giải thưởng 50 Nhà hàng Pizza Hàng đầu thế giới (trụ sở tại Ý), có thể coi đây là Top 4 tiệm pizza Đông Nam Á theo tiêu chí của giải thưởng.
Nhà hàng kem đầu tiên trên thế giới được xếp hạng sao Michelin ở Đài Trung (Đài Loan, Trung Quốc), được thăng hạng từ Bib Gourmand lên sao Michelin.
Trong 4 điểm đến ẩm thực từng đạt giải Nhà hàng tốt nhất châu Á trong khuôn khổ Giải thưởng Ẩm thực Thế giới thường niên (World Culinary Awards), một nhà hàng Việt Nam là đại diên duy nhất 2 lần liên tiếp được vinh danh.
Sự trỗi dậy của trà sữa trân châu, thức uống cực kỳ phổ biến ở Đài Loan, trên toàn thế giới những năm gần đây có thể coi là tâm điểm. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc của trà sữa trân châu, thức uống mang tính biểu tượng này.