Phong tục đón năm mới, chào xuân về của các dân tộc trên dải đất chữ S Việt Nam mới độc đáo làm sao, từ gội đầu bằng nước gạo chua, thi hát với gà trống cho tới ăn trộm cầu may,...
Trên dải đất hình chữ S, mỗi dân tộc lại có một phong tục đón năm mới khác nhau mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu những tập tục tết độc đáo, kỳ lạ chỉ có ở Việt Nam dưới đây bạn nha!
MỤC LỤC [Hiện]
Đồng bào dân tộc người Mông ở Mèo Vạc, Hà Giang mỗi dịp tết đến xuân về lại có phong tục "vỗ mông tỏ tình" độc đáo. Với họ, đây như một cách để bày tỏ tình cảm, thăm dò đối phương khi đi chơi dịp tết. Vào ngày tết, các chàng trai cô gái trong bản sẽ đi du xuân ở chợ hoặc dưới chân núi, nếu chàng trai ưng một cô gái, anh sẽ tiến tới để vỗ mông người đó, cô gái vừa lòng thì sẽ vỗ lại vào mông chàng trai nhằm thể hiện sự đồng ý. Cứ thế, đôi bên sẽ vỗ qua vỗ lại 9 lần, tức họ đã phải lòng nhau và chờ tới ngày nên duyên vợ chồng. Bên cạnh tục vỗ mông tỏ tình, người Mông còn có các hoạt động khác như ném pao, thổi kèn, hát giao duyên,...
Phong tục kì lạ của đồng bào người Mông ở Hà Giang
Tục hát thi cùng gà trống của người Pu Péo, Hà Giang là một trong những phong tục tết kì lạ, có 1-0-2 của người Việt. Vào đêm giao thừa, họ sẽ thức để canh gà trống nhà mình. Khi gà trống vỗ cánh chuẩn bị gáy, họ đốt một quả pháo, ném vào trong chuồng để những con gà trống giật mình nhảy lên, gáy vang. Khi gà trống gáy vang vọng, người Pu Péo cũng hát hò theo cùng. Theo quan niệm của người Pu Péo, tiếng gà trống gáy là khởi đầu cho những điều tốt lành của một ngày mới. Ai hát to hơn, khỏe hơn tiếng gà gáy thì năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Ở Sơn La, cứ vào chiều 30 tết nguyên đán, người Thái trắng lại có tục gội đầu bằng nước gạo chua để xua đi những điều không may mắn của năm cũ. Theo đó, người Thái chuẩn bị những bát nước gạo được ngâm cho chua rồi từ từ xối lên tóc. Phong tục này mang ý nghĩa đặc biệt với người thái trắng: bước vào một năm mới tinh khôi với những điều may mắn, đẹp đẽ. Sau khi tục gội đầu kết thúc, họ tiếp tục với cuộc đua thuyền giữa các chàng trai, cô gái ở bản.
Không chỉ dịp lễ tết mà quanh năm, người Pà Thẻn tại Hà Giang đều có phong tục dùng một bát nước lã để thờ cúng trên bàn thờ. Bát nước này phải đảm bảo được đậy kín, không bao giờ cạn nước. Tháng 6, gia chủ mới được mở chiếc bát để cho thêm nước vào bên trong. Trong đêm giao thừa, người Pà Thẻn đóng kín hết tất cả các cửa, bịt hết những lỗ hở trong nhà, sau đó, họ hạ bát nước xuống rồi lau chùi sạch sẽ, thay bát nước lã mới để đón một năm mới tới. Hành động này phải được giữ bí mật trong nhà bởi họ quan niệm, nếu việc trên bị lộ ra hoặc có người nhìn thấy thì gia đình cả năm mới sẽ xui xẻo, làm ăn vất vả, sức khỏe không tốt,...
Vào ngày đầu tiên khi bước sang năm mới, người Dao sẽ tập trung ở một nơi để thực hiện phong tục cổ truyền của mình: ăn trộm để cầu may. Họ quan niệm, đầu năm ăn trộm được càng nhiều thì năm đó sẽ gặp càng nhiều may mắn. Tất cả mọi người, từ trai gái già trẻ đều cùng nhau qua các nhà, đi tới đâu họ cố gắng lấy vật gì đó từ gia đình kia, tiếng chiêng, kèn, trống ồn ã, nhộn nhịp vô vùng. Trong lúc ăn trộm, nếu bị gia chủ bắt gặp thì gia đình đó bị phạt uống rượu, đồng thời cả năm đó coi như không may mắn. Người Dao chỉ ăn trộm những thứ như rau củ, thịt, trứng,... để tượng trưng.
Các đồng bảo dân tộc ở Tây Nguyên vào dịp đầu năm mới có một tập tục kỳ lạ, đó chính là tục cướp chồng nổi tiếng ở mảnh đất đầy nắng gió này. Từ tháng 1 tới tháng 3 là mùa "cướp chồng" của người Cil, Cơ Ho, Chu Ru.... Nghi thức này thông thường được diễn ra vào ban đêm, khi một cô gái phải lòng một chàng trai nào đó, đêm tới, cô sẽ mang chiếc nhẫn đeo vào tay chàng trai đó. Nếu chàng trai không đồng ý, họ có thể tháo ra và gửi lại cho cô gái, nhưng sau đó 7 ngày, cô gái lại tiếp tục đến vào ban đêm và đem nhẫn cho chàng trai kia. Cho tới khi chàng trai đồng ý, cô gái mới thôi.
Nguồn: Tổng hợp
Cứ tưởng dân tình ‘hóng’ rạp phim đến ngày được mở, ai ngờ các rạp bây giờ lèo tèo được mấy bóng khách.
Có lẽ chỉ có những phượt thủ thứ thiệt mới có khả năng khám phá vẻ đẹp của 6 vườn quốc gia tại khu vực Tây Nguyên trong cùng một chuyến đi với một hành trình tương đối dài ngày.
Nhiều tín đồ du lịch ưa mạo hiểm trên thế giới đã thử thách bản thân bằng cách cắm trại trên vách đá. Đây là một loại hình du lịch mới được dự đoán trở thành xu hướng năm 2022.
Đây là câu hỏi khá đơn gian nhưng ít người để ý, đã từng xuất hiện trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia: Tỉnh thành đứng đầu và "chốt sổ" 63 tỉnh thành Việt Nam là đâu?
Qua ống kính của một số bạn trẻ từ loạt bài đăng trên group Check in Vietnam, muôn sắc hoa dã quỳ Ba Vì năm 2023 hiện ra sinh động, lung linh và đầy sức quyến rũ.
Về An Giang ghé rừng tràm lớn nhất miền Tây, nơi đây được coi là phim trường lớn nhất của phim Việt, không chỉ phim Đất rừng Phương Nam mà nhiều phim, gameshow khác cũng chọn đây là điểm quay hình.
Để có một chuyến đi Hà Giang đáng nhớ, bạn nên tham khảo những trải nghiệm dưới đây, hứa hẹn sẽ tạo nên những kỷ niệm có một không hai.
Phở ngô là món ăn độc đáo của cao nguyên đá Hà Giang và làm nên thương hiệu cho âm thực của Quản Bạ.
Suôi Thầu vào mùa tam giác mạch, thu hút khách du lịch khi khung cảnh lúc này không khác gì “Thụy Sĩ thu nhỏ”.
Dốc Chín Khoanh đích thị là vùng đồi núi đẹp nhất nhì Việt Nam, nhiều du khách phải trầm trồ rằng khung cảnh khi nhìn xuống chẳng khác nào một "Thuỵ Sĩ thu nhỏ".
Cảnh tượng siêu thực ở Hà Giang khiến hàng loạt khách Tây ngạc nhiên khi họ vừa thư giãn, vừa ngân nga những giai điệu du dương trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Du khách nào cũng thích thú với hình ảnh những mái nhà lợp rêu phủ quanh năm ở thôn Xà Phìn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Mùa hè rêu ngả màu vàng do nắng, mùa đông rêu lại phát triển xanh tốt.