Ngày 29/9 chính thức là Tết Trung thu 2023, cùng điểm qua những món đồ chơi gợi nhắc tuổi thơ của nhiều thế hệ luôn là điểm nhất của Rằm tháng 8.
Qua nhiều thời kỳ hiện đại, những chiếc đèn lồng hiện đại hay đèn nhấp nháy chạy bằng pin ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, điều đó những chiếc đèn ông sao, đèn cù hay đèn lồng giấy truyền thống không bị lãng quên mà luôn có mặt là các món đồ chơi bán chạy trong dịp Tết thiếu nhi này.
Nhiều món đồ chơi này gợi nhắc ký ức ấu thơ trong nhiều thế hệ. Thậm chí, một số làng nghề truyền thống luôn trong tình trạng cháy hàng, không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
MỤC LỤC [Hiện]
Những chiếc đèn lồng luôn là món đồ chơi phổ biến nhất và thường được làm từ giấy, giấy kiếng nhiều màu và hoa văn vẽ tay vẫn luôn được nhiều người ưa chuộng. Những chiếc đèn Trung thu cũng rất đa dạng từ màu sắc đến hình thù như ngôi sao, con giống, chủ yếu được làm đơn sơ từ các nguyên liệu như thanh tre, hồ dán, giấy kiếng... Với giá thành bình dân, chỉ từ 30.000 nghìn đồng, đây vẫn là món đồ chơi "hot", có lượng tiêu thụ cao.
Nói đến Tết Trung thu rước đèn phá cỗ không thể không có đèn ông sao. Không giống với nhiều món đồ chơi khác đã được cải biên, đèn ông sao vẫn giữ gần như nguyên vẹn hình thức trang trí, tạo hình từ xưa đến nay.
Quy trình làm đèn ông sao cũng khá đơn giản. Những thanh tre/mây được vát mỏng, uốn cong, dán cố định thành hình ngôi sao 5 cánh hai mặt, sau đó được bọc với giấy kiếng nhiều màu. Ở chính giữa sẽ được lắp đèn pin hoặc gắn nến để thắp sáng. Thông thường, người ta còn quấn một dải ruy băng ở vòng ngoài ngôi sao, giúp đèn sặc sỡ hơn.
Ngày trước, những chiếc mặt nạ truyền thống chủ yếu được làm từ giấy bồi, được cố định bằng song và tre và có nhiều hình thù và họa tiết được vẻ đơn giản như đầu sư tử, thần thổ địa, Chí Phèo, Thị Nở...
Về sau, mặt nạ Trung thu được cải tiến thêm nhiều màu sắc, hình thù và chất liệu như Tôn Ngộ Không, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng như Elsa, Anna, hổ, báo... đa dạng và đẹp mắt hơn.
Đối với thế hệ 8X hay 9X, đèn cù được xem là món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ khó quên. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng quay như cái cù của đèn. Khi kéo trên mặt đất, bánh xe sẽ làm cho 6 chiếc cánh nhiều màu xoay vòng, tạo ra màu sắc bắt mắt, khiến trẻ con thích thú.
Để góp phần cho buổi phá cỗ Trung thu thêm phần sôi động thì không thể quên những chiếc trống ếch rộn rã. Trống ếch giống như chiếc trống da trâu, trống sư tử nhưng nhỏ hơn, phù hợp để các bạn nhỏ sử dụng. Khi đánh, trống sẽ tạo ra âm thanh "cắc tùng" đặc trưng, tạo không khí cho buổi rước đèn.
Tò he là món đồ chơi giàu tính nghệ thuật, được làm bởi bàn tay cũng những nghệ nhân lành nghề. Để làm ra một chiếc tò he nhiều màu sắc, người thợ phải tỉ mỉ chăm chút từng chi tiết và tốn khá nhiều thời gian. Ngày nay, tò he xuất hiện thường xuyên và có nhiều hình dạng hơn và không thể thiếu trong dịp Tết hay Trung thu.
NGUỒN: Tổng hợp
Bạn đã có ảnh concept Trung thu chưa?. Nếu chưa, sao không đến 4 quán cà phê tại Hà Nội rực rỡ sắc đỏ, được trang trí cầu khí trong dịp Tết Trung thu này, đảm bảo “săn” được rất nhiều ảnh đẹp.
Sắp đến rằm tháng 8, nhiều quán cà phê tại Sài Thành đã trang trí đỏ rực, siêu xịn để hòa trong không khí Tết Trung thu.
Một mùa Trung thu đã lại đi qua, để lại nhiều hình ảnh quen thuộc nhưng mang ý nghĩa lớn sau 2 năm chống dịch. Hãy cùng nhìn ngắm lại không khí đêm Trung thu 2022 ở Hà Nội và một số vùng lân cận nhé!
Điểm danh các địa điểm du lịch lễ 30/4 - 1/5 tấp nập khách du lịch tại Việt Nam. Sa Pa đông nghịt, Vũng Tàu kín đặc người, bãi biển đi đâu cũng thấy người.
Hàng nghìn du khách không ngại vượt gần 5km đường thủy tham dự các nghi lễ cho thấy sức thu hút của lễ hội Tràng An 2022
Sau thời gian "ngủ đông" vì dịch COVID-19, Phú Quốc đã tái xuất cùng với nhiều công trình đẳng cấp cũng như các sự kiện, lễ hội nhộn nhịp dịp cuối năm.
Các bạn trẻ Bắc chí Nam xúng xính váy áo “sắm” hình Noel, đến các chỗ check in nào cũng trở nên đông đúc, chụp hình sống ảo trong các quán cà phê này quả là thử thách lớn.
Không phải cây thông Noel cao cả mấy mét hay được trang trí hoành tráng, mà vòng quay ngựa gỗ này mới khiến giới trẻ “điên đảo” trong mùa Giáng sinh.
Trong lịch trình 5N4Đ khám phá Sài Gòn, Cần Thơ và Cà Mau, bạn trẻ Hà thành này lưu lại Sài Gòn lâu nhất và đã check-in nhiều địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, cực Nam Tổ quốc, dinh Độc Lập...
Món bánh crepe mềm dẻo cuộn pudding đang gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn ẩm thực về cả độ ngon ngọt, vẻ ngoài lạ mắt lẫn giá bán được cho là gần bằng 2 bát phở.
Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng cộng đồng phượt thủ đã rủ nhau phượt xuyên Tết từ Sài Gòn ra Hà Nội, lịch trình dự định là 23 - 24 Tết ra Hà Nội, mùng 6 - 7 Tết vào lại Sài Gòn.
Một trong những điều rút ra từ chuyến xuyên Việt đầu tiên của cô gái 25 tuổi này là "Người khác đi được thì mình cũng đi được" và cô bạn tự nhủ "Mình sẽ lại đi tiếp ở những hành trình khác".