Đầu năm 2024, một trong những thông tin du lịch hot là về ngôi chùa có bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á - Chùa Khai Nguyên. Thông tin này giúp tăng sức hút cho du lịch phía Tây Hà Nội vốn không hề ít các địa danh nổi bật.
MỤC LỤC [Hiện]
Theo Cổng thông tin điện tử thị xã Sơn Tây (Hà Nội), chùa Khai Nguyên nằm xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội), xưa có tên là Cổ Liêu tự hay còn có tên khác là chùa Tản Viên Sơn Quốc tự. Theo những bia ký còn lưu giữ trong khuôn viên ngôi chùa này thì chùa Khai Nguyên được xây dựng từ thời nhà Lý, khoảng nửa đầu thế kỷ 17. Tuy nhiên, nguyên bản ngôi chùa đã bị tàn phá bởi thời gian, chiến tranh nên đã di chuyển vị trí nhiều lần, hiện nay được tôn tạo tại vị trí sơ khai và được xây mới trên nền móng cũ từ năm 2008.
Chùa có lối kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” với các gian thờ chính được bố trí theo kiểu "tiền Phật hậu Tổ", phía cuối là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, tháp Báo Ân, gác chuông, gác trống..., phía trước là một hồ nước lớn hình chữ nhật, quanh năm nước xanh như ngọc. Ngoài ra, trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng hình dáng chùa Một Cột cùng gian thờ Địa Tạng vương Bồ tát - nơi có bộ kinh Địa tạng quý.
Kiến trúc nổi bật của chùa Khai Nguyên với tháp chuông, lầu mô phỏng chùa Một Cột và đặc biệt là đại tượng Phật A Di Đà. (Ảnh: FB Chùa Khai Nguyên - Sơn Tây)
Trong thời gian gần đây, rất nhiều phương tiện truyền thông đã cập nhật thông tin về điểm nhấn đặc sắc nhất của chùa Khai Nguyên, chính là bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á cao 72 m, đường kính bệ tượng lên tới 1.200 m2, được khởi dựng từ năm 2015. Kích thước khổng lồ của bức tượng Phật giúp nhận diện của chùa Khai Nguyên được nhìn thấy từ khoảng cách xa.
Bức tượng được tạo tác vô cùng tinh xảo với hình tượng đức Phật A Di Đà uy nghiêm, tay trái cầm một đóa sen hồng chớm nở, tay phải ở tư thế Giáo hóa thủ ấn. Giữa hai lòng bàn tay của đức Phật đều có hình bánh xe Pháp luân đắp nổi, thể hiện những triết lý sâu xa của Phật giáo. Riêng phần đế là bông sen khổng lồ với 3 lớp gồm 56 cánh hoa.
Bức đại tượng này được xây dựng nhằm truyền tải thông điệp “Vì hòa bình thế giới”, cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, Phật pháp hưng long... Điều có lẽ ít người biết là dưới tầng ngầm của pho đại tượng còn có khu vực mô phỏng 18 tầng địa ngục nhằm truyền tải ý nghĩa của lục đạo luân hồi, góp phần giáo hóa về luật nhân quả để tu thân tích đức...
Bên cạnh bức đại tượng, chùa Khai Nguyên còn có một hệ thống tượng Phật gồm 1.975 pho lớn nhỏ trong gian Tam bảo, tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo. Chùa còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị, nổi bật nhất có lẽ là 2 tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (năm 1759) và Gia Long thứ 14 (năm 1815), 1 quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22 (năm 1870). Đây đều là nguồn sử liệu quý chứng minh giá trị văn hóa - lịch sử của chính chùa Khai Nguyên.
Tượng A Di Đà chất liệu ngọc bích Canada nguyên khối, hồ nước nhiều loài cá cảnh đẹp và khung cảnh chùa về đêm. (Ảnh: FB Chùa Khai Nguyên - Sơn Tây)
Một số chi tiết quý hiếm khác trong chùa Khai Nguyên có thể kể ra như Tướng Bạch Hào (dấu ấn trên trán) của tượng Phật khổng lồ làm bằng đá đỏ nguyên khối màu đỏ tươi, tượng A Di Đà chất liệu ngọc bích Canada nguyên khối nặng hơn 2 tấn bên trong chùa, trái tim của Đức Phật A Di Đà tạc bằng ngọc bích Canada nguyên khối nặng hơn 1 tấn...
Là một ngôi chùa ở ngoại vi trung tâm Hà Nội nên việc di chuyển đến chùa Khai Nguyên là thuận lợi nhất đối với du khách khởi hành từ các khu vực trong TP Hà Nội cũng như các vùng lân cận. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, di chuyển bằng xe máy hay ô tô đều rất thuận lợi.
Nếu tự di chuyển từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể tham khảo Google Maps và lựa chọn rất nhiều tuyến đường thích hợp để đến chùa Khai Nguyên. Lựa chọn phổ biến thường là tuyến QL32 đi ĐT82 hoặc tuyến CT03 (Đại lộ Thăng Long) đi QL21A đến thị xã Sơn Tây. Có thể nói khi chùa Khai Nguyên đi vào hoạt động thì du khách khu vực Hà Nội đã có thêm một điểm đến du lịch tâm linh có lối kiến trúc bề thế bên cạnh những ngôi chùa lớn tương tự như chùa Tam Chúc, Địa Tạng Phi Lai Tự, chùa Bái Đính ở phía Nam..., thậm chí giờ đây bạn có thể đi hết những ngôi chùa này chỉ trong 1 ngày.
Đông đảo du khách đến chùa Khai Nguyên dịp Tết Giáp Thìn vừa qua. (Ảnh: FB Chùa Khai Nguyên - Sơn Tây)
Thị xã Sơn Tây và khu vực lân cận hay khu vực phía Tây Hà Nội vốn có rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng. Có thể kể đến Làng cổ Đường Lâm tĩnh lặng và thơ mộng với tour tham gia trải nghiệm đạp xe qua các con đường làng, chiêm ngưỡng và check-in những ngôi nhà cổ hay đền Phùng Hưng, đền Ngô Quyền...; Hồ Đồng Mô dưới chân núi Ba Vì được biết đến như một thiên đường tình yêu, một địa điểm lý tưởng cho hoạt động cắm trại, du ngoại, câu cá...; Thành cổ Sơn Tây, ngôi thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá ong tại Việt Nam từ thời vua Minh Mạng; và còn nhiều nơi không kể hết như Vườn quốc gia Ba Vì cùng nhiều di tích lịch sử tâm linh như chùa Mía, chùa Tây Phương...
Một góc Làng cổ Đường Lâm và Vườn quốc gia Ba Vì. (Ảnh: Sunny Vali, Ba Vì Home)
Chùa Khai Nguyên quả là một điểm nhấn ấn tượng cho du lịch phía Tây Hà Nội, khiến không ít người chợt nhớ ra nơi đây có vô số điểm đến hấp dẫn mà nếu đi trong 1 ngày chưa chắc đã khám phá hết. Tuy đợt du xuân lễ chùa đầu năm vừa đi qua, nhưng với một điểm đến thú vị như chùa Khai Nguyên hay khu vực thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì thì 2 ngày cuối tuần có thể sẽ lại "kín lịch" đối với không ít bạn trẻ và các gia đình.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn có phải là dân sành ăn không? Hãy thử đánh giá xem đâu là hàng bún chả “chân ái” nhất trong mọi ngóc ngách của Hà Nội.
Bắc Giang có một dãy núi huyền bí, vô vùng linh thiêng. Tây Yên Tử, một phần của dãy núi Yên Tử, nơi bao la của đất trời hùng vĩ cực kỳ tráng lệ.
Tác giả Joe Bindloss trên chuyên trang du lịch Lonely Planet đã giới thiệu Top 10 điểm đến tuyệt vời nhất Việt Nam năm 2024 với những trải nghiệm thú vị như sau.
Chắc hẳn mọi người đã từng xách xe đi dạo quanh ngắm Hà Nội rồi. Nhưng mọi người đã bao giờ nhìn ngắm một Hà Nội rất khác từ góc nhìn xe buýt 2 tầng chưa?
De Ville Cafe mới xuất hiện những ngày gần đây nhưng đã gây sốt bởi không gian đậm chất Chiang Mai (Thái Lan). Bạn đã nhanh chân check-in quán cà phê đang hot rần rật này chưa?
Vườn đào Nhật Tân - một tọa độ check-in được yêu thích của team Hà Thành mỗi dịp xuân về, đang rực sắc hồng đón xuân về
Đến Việt Nam đúng dịp bão Yagi vừa đi qua, du khách quốc tế không ngần ngại giúp sức với người dân thủ đô khi chứng kiến những hậu quả của cơn bão số 3 trên đường phố.
Nhiều bạn trẻ là thành viên diễn đàn Check in Vietnam sống tại Hà Nội đã sẻ chia tâm sự bên những thân cây đổ bằng những loạt ảnh ghi lại cảnh thiệt hại trên đường phố do bão Yagi.
Hàng loạt các địa điểm check-in quen thuộc của thủ đô bị siêu bão Yagi tàn phá nặng nề, nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng và tiếc nuối.
Các điểm du lịch thủ đô thu hút khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ đến tận hưởng không khí “Tết Độc lập”
Nghỉ lễ 2/9 với những người đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội chia làm 3 kiểu: một là những người đi du lịch, hai là những người về quê và cuối cùng là những người ngủ 3 ngày 3 đêm. Để tránh không phí hoài kì nghỉ lễ cho việc ngủ thì tại sao không thử làm những điều trong top 10 sau nhỉ?
Tham khảo lịch trình 24h vui chơi trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 thật trọn vẹn nhé! Nhất định phải dậy sớm xem lễ Thượng cờ và ghé qua những địa điểm sau.