Một travel blogger đăng clip phản pháo cùng một bài tố du lịch câu like, lừa đảo đã cho thấy những bức ảnh tuyết phủ trắng Sa Pa là sai sự thực.
Sự thật đằng sau những bức ảnh tuyết phủ trắng tại Sa Pa khiến nhiều người phẫn nộ, trong đó cũng có 1 travel blogger quen mặt và một bài đăng đang phủ sóng các trang mạng. Vậy thực hư là như thế nào. Lỗi tại người đăng ảnh review hay do người đi thăm quan chưa tìm hiểu kỹ, cùng xem ngọn ngành vụ việc.
Gần đây, thông tin về việc tuyết rơi trắng ở Sa Pa khiến nhiều người vô cùng háo hức muốn được lên đỉnh Phan Xi Păng để đón tuyết đầu mùa. Nhìn những bức ảnh tuyết trắng ngập tràn, khung cảnh hung vĩ hiếm có ở Việt Nam ai mà chẳng ao ước được một lần nhìn thấy. Vì ở nước ngoài thì quen thuộc còn ở Việt Nam năm được mấy lần tuyết rơi đâu. Vì vậy đã có rất nhiều du khách cùng gia đình và bạn bè gấp rút lên Sa Pa trong 1 2 ngày gần đây để ngắm tuyết.
Những bức ảnh từ những năm trước được một vài người reup lên mạng vì nhiều mục đích khiến nhiều người hiểu lầm
Tuy nhiên khi đến nơi thì nhiều người mới “bật ngửa” vì không hề có tuyết phủ trắng như những review và hình ảnh trên mạng. Đúng là du lịch giữa tưởng tượng và thực tế dễ làm người ta thất vọng khi gần như không có tuyết xuất hiện hoặc chỉ có một lớp tuyết cực mỏng và nhanh tan. Điều tra ra mới biết đó hoàn toàn là những tấm ảnh cũ của những đợt tuyết lớn năm ngoái và các năm trước. Bởi vậy nhiều người tỏ thái độ bất bình và thất vọng nặng nề khi cảm thấy mình đã bị những review du lịch kia câu like, lừa đảo.
Trong đó phủ sóng mạng xã hội là chia sẻ của một người phụ nữ tên N.T với nội dung khá bức xúc khi cho rằng cả gia đình mình đã cùng nhau tốn tiền và chịu rét lên đỉnh ngắm tuyết nhưng lại phải ôm thất vọng ra về vì sự thực khác xa với lời quảng cáo trên mạng. Nguyên văn đoạn chia sẻ trong hình ảnh sau.
Tâm lý bất bình là điều dễ hiểu của mọi người khi hình ảnh trên mạng quá khác với thực tế
Bên cạnh đó cũng có 1 travel blogger nổi tiếng là Thắng Cuội – Trần Lê Ngọc Thắng quay clip trực tiếp tại Sa Pa và đăng lên trang cá nhân trong ngày hôm nay để bày tỏ sự phẫn nộ khi nóc nhà Việt Nam không hề có tuyết như lời đồn. Anh chia sẻ đường lên Phan Xi Păng rất đẹp nhưng lên đỉnh lại không hề có tuyết mà chỉ có sương mờ trắng xóa khiến anh và nhiều người thấy hụt hẫng. Bên dưới clip cũng có nhiều bình luận đồng ý với travel blogger này.
Có thể thấy đó là tâm lý dễ hiểu của travel blogger và cả các khách du lịch khi đã bỏ ra tiền bạc, công sức để đi ngắm tuyết nhưng lại không thấy hạt tuyết nào. Nhưng kết quả này hoàn toàn không phải là do những review, hình ảnh quảng cáo sai thực tế.
Sự thực là trong tháng 12 này Sa Pa đã có một vài đợt tuyết rơi khá đẹp được chia sẻ trên mạng đúng như sự thật. Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều người cũng chia sẻ lại những bức ảnh năm cũ, không rõ có ý đồ quảng cáo hay chỉ đơn giản là nhắc lại kỷ niệm cũ hay không. Bởi vậy điều này khiến nhiều người lầm tưởng là có tuyết trắng đẹp và rủ nhau lên Sa Pa. Tất nhiên sẽ có những thông tin là quảng cáo, câu khách nhưng có nhiều bài đăng chỉ đơn thuần là chia sẻ kỷ niệm.
Đợt tuyết mỏng ngày 23/12
Đợt tuyết khá đẹp đợt đầu tháng
Thực tế ngày 26/12 cũng có tuyết rơi nhưng rất mỏng và quá nhiều sương mù
Thực tế Sa Pa tháng này đã có một vài đợt tuyết rơi tuy nhiên không quá lớn và trắng xóa như năm ngoái hơn nữa không phải ngày nào cũng có tuyết
Bởi vậy nhiều người cho rằng cũng không thể đổ hết lỗi cho các bài review hay quảng cáo mà chúng ta cần kiểm chứng kỹ trước khi lên đường
Bởi vậy có lẽ để không gặp phải sự cố đáng tiếc thế này có lẽ trước khi có ý định lên Sa Pa thưởng tuyết chúng ta nên tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn và xem dự báo thời tiết kỹ càng. Bởi nhiều lúc Sa Pa cũng có tuyết nhưng rơi rất mỏng nên khung cảnh cũng không thể đẹp như những đợt tuyết rơi dày.
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Cập nhật tình hình nghỉ lễ 2/9: Đa số các điểm du lịch vẫn đông đúc như mọi năm, đặc biệt là các điểm check in “sống ảo” kiểu... một mét vuông chục “nàng thơ”.
Thử ngay trào lưu đi du lịch bằng hết các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam từng xuất hiện trong các tác phẩm văn học
Một nhà thờ mới xây ở Bà Rịa - Vũng Tàu từ cuối năm ngoái tới nay đã trở thành địa điểm thu hút nhiều tín đồ du lịch đến check-in "sống ảo" với background tựa tòa lâu đài ở trời Âu. Đó là nhà thờ giáo xứ Song Vĩnh.
Mùa hoa mận vừa hết, dân tình lại đổ lên Mộc Châu ngắm hoa mơ nở trắng rừng, hỏi ra có ngay địa chỉ
Rạp phim mang phong cách Artistic Urban Lifestyle của Beta Cinemas mới hé lộ vài hình ảnh đã gây bão mạng xã hội.
Một lần nữa những bức ảnh trên mạng thực tế của các tọa độ sống ảo lại tạo ra tranh cãi gay gắt
Đi Sa Pa mùa này, bạn sẽ như lạc bước ở Bản Mây, đắm chìm trong vườn sen đá khổng lồ và vẻ đẹp vô thực của thiên nhiên.
Hôm qua 23/11, Fansipan ghi nhận xuất hiện hiện tượng sương muối khi nhiệt độ giảm xuất 2 độ C.
Lảo Thẩn là điểm đến nổi tiếng với biển mây trắng bồng bềnh giăng kín bốn phương khiến du khách say đắm ngỡ như chỉ có trong tranh.
Lần trekking ở "nóc nhà Y Tý" hẳn cô gái không ngờ sau hơn 2 năm mình sẽ trở thành "nóc nhà" của người đi cùng. Câu chuyện cô gái đi chụp ảnh cưới trên đỉnh Lảo Thẩn tại nơi khởi đầu của chuyện tình đã gây sốt MXH.
Nói về Sa Pa ta thường được nghe nhiều về những bản làng xinh đẹp như Cát Cát, Ý Linh Hồ...; những nơi săn mây, săn lúa chín như Y Tý, Nậm Cang... hay đỉnh Fansipan, thung lũng Mường Hoa... Dường như lâu nay nơi được mệnh danh "đệ nhất hùng sơn Tây Bắc" - Ngũ Chỉ Sơn đang bị lãng quên.
Y Tý chắc chắn luôn nằm trong những địa điểm săn mây nổi tiếng và được nhiều phượt thủ yêu thích với khung cảnh thiên ngoạn mục và bình yên.