Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt thường bài trí bàn thờ - một trong những việc quan trọng không thể bỏ qua. Đừng quên “lưu” lại những cách bài trí dưới đây nhé!
MỤC LỤC [Hiện]
Lau dọn bàn thờ là một trong những nét văn hóa thể hiện sự thành tâm với tổ tiên. Ngày xưa, người lau dọn bàn thờ là đàn ông - người trụ cột gia đình, trước khi lau cần tắm rửa, ăn mặc chỉnh tề, thắp hương xin phép rồi mới lau dọn. Lúc dọn dẹp, họ dùng chiếc khăn mới, nước lau là rượu có thêm gừng đã đập dập, lau từ trên xuống dưới. Rồi tới rút chân hương, gia chủ khi đó rút từng chút một cho tới lúc còn số lẻ trong bát hương (thông thường giữ lại 3 hoặc 5 chân hương cũ). Chân hương còn lại đốt thành tro, đem vùi vào gốc cây hoặc thả sông.
Bài trí ban thờ dịp Tết đến xuân về
Trong quan niệm của người Á Đông, ngũ quả (tức 5 loại quả) - vật lễ dâng lên bàn thờ - sẽ có 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho 5 yếu tố cấu thành vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả ngày Tết thường được bày theo Ngũ hành: Kim - màu trắng, Mộc - màu xanh, Thủy - màu đen, Hỏa - màu đỏ, Thổ - màu vàng.
Người dân mỗi miền lại bày mâm ngũ quả với những loại hoa quả khác nhau, từ đó tạo nên một mâm ngũ quả ngày Tết vừa mang phong vị vùng quê, vừa thể hiện ước mong của gia chủ về một năm mới hạnh phúc, phát tài phát lộc. Nguyên lý chung khi bài trí mâm ngũ quả là quả to, nặng đặt dưới làm đế, quả nhỏ, nhẹ hơn bày bên trên hoặc xếp vào chỗ trống, không để rơi rụng.
Như người miền Bắc thường bày trí mâm ngũ quả với chuối xanh, bưởi, phật thủ, đào, hồng, cam, quýt,... trong khi đó, người miền Nam lại chọn 5 trong số các loại quả như xoài, cam, sung, mãng cầu, dứa, đu đủ, dưa hấu…, người miền Trung có cách bài trí mâm ngũ quả đơn giản hơn với các loại quả như dưa hấu, đu đủ, bưởi, quýt, cam, hồng,...
Theo quan điểm truyền thống, có một số loài hoa kiêng kỵ cắm bàn thờ ngày Tết như hoa cúc, hoa ly (đồng âm sự chia ly); hoa lay ơn (biểu tượng của tình cảm trai gái); hoa lan (theo người xưa, loài hoa này biểu hiện cho sự đỏng đảnh của người phụ nữ), hoa loa kèn (sự ba hoa),...
Với những gia đình thờ Phật, bàn thờ Phật đặt cao hơn bàn thờ gia tiên. Khi bày đồ cúng, lưu ý không bày đồ cúng mặn ở ban thờ Phật (điều cấm kỵ trong nhà Phật là sát sinh) mà có thể bày hoa quả, bánh kẹo, đồ chay,... tùy theo diện tích của ban.
Bên cạnh mâm ngũ quả, nhiều gia đình còn đặt bên ban thờ hai cây mía còn nguyên lá và rễ. Theo quan niệm của người Việt, cây mía có nhiều khúc, các khúc được nối với nhau bằng các mắt tượng trưng cho sự giao hòa của âm dương, đất trời. Đồng thời, cây mía có vị ngọt cũng tượng trưng cho ước mong có một năm mới êm ấm, ngọt ngào của gia chủ. Ngoài ra, mía còn được coi là “vũ khí” để xua đuổi tà ma, cô hồn,...
Nguồn: Tổng hợp
Giò thủ là món ăn truyền thống trong ngày tết của người dân Việt Nam. Bạn đã biết cách làm món ăn này hay chưa, hãy cùng theo dõi ngay công thức nhé!
Với thời gian dài 9 ngày, xu hướng du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ hẳn sẽ sôi động hơn so với nhiều năm trở lại đây. Với những tour không quá xa trong khoảng 3 - 4 ngày, du khách vẫn có thể vừa đón Tết trong nước vừa du lịch nước ngoài.
Làm món mứt cam dẻo tại nhà không lo vấn đề an toàn thực phẩm dịp Tết
Các món ăn được “hô biến” từ thức ăn dư ngày Tết cực kỳ tiết kiệm, ngon miệng và hấp dẫn.
Lưu ngay những địa điểm vui chơi dịp tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại Sài Gòn này nhé! Hãy cùng gia đình tận hưởng những giây phút vui vẻ, hạnh phúc bên cạnh người thân của mình.
Phong cách Indochine hay còn gọi là nội thất phong cách Đông Dương là những kiến trúc mang vẻ hoài cổ với sự giao thoa của văn hóa Pháp thời trước và nét truyền thống Á Đông. Một vẻ đẹp tinh tế không bao giờ trở nên lỗi thời.
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!
Được mệnh danh là "đặc sản kinh kỳ", cà bát Khương Hạ tưởng chừng sắp thất truyền khi món ngon có tuổi đời 300 năm này đang có khá ít người biết đến. Và hiện đã có những người trẻ vực dậy món cà muối lâu đời của ẩm thực Hà thành.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, sự kiện cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm đã thu hút không chỉ nhiều người đến check in mà còn tạo nên một làn sóng chia sẻ đầy cảm xúc trên các trang mạng.
Gợi ý 4 nhà hàng nên dẫn bạn bè nước ngoài đến ăn sau đây từ một cô gái Hà thành, người vừa tiếp một người bạn nước ngoài ghé thăm cô và thủ đô Hà Nội.
Những ngày qua, nhiều bạn trẻ khoe ảnh check in địa điểm ngắm hoa phong linh mới nổi ở trung tâm thủ đô Hà Nội thay vì đi xa hơn một chút ra những tuyến đường vành đai như trước đây.