Tết nguyên đán là dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm, vậy nên được người dân coi trọng và chuẩn bị kỹ càng nhất. Những phong tục, tập quán truyền thống luôn được mọi người gìn giữ và thực hiện qua nhiều đời nay.
Lì xì đầu năm cũng là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt. Năm mới tất cả thành viên trong gia đình đều diện lên mình những bộ quần áo mới và đẹp nhất, chủ yếu là mang những màu sắc rực rỡ như: vàng, đỏ với ý nghĩa thu hút may mắn và tươi vui. Mọi người sẽ chúc tết nhau, những câu chúc ý nghĩa cho năm mới, sau đó người già sẽ lì xì cho trẻ nhỏ và con cháu sẽ lì xì cho ông bà, với mong muốn mang đến nhiều sự may mắn, sức khỏe và bình an cho người nhận được.
Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, ngày càng được nhân rộng và phát huy truyền thống đó.
Việt Nam bị ảnh hưởng nền văn hóa từ Trung Hoa, vậy nên người Việt coi trong dịp tết nguyên đán như nào thì người Hoa cũng vậy. Tại Trung Quốc, bao lì xì được gọi là Hongbao hay còn gọi là hồng bao. Vì lì xì có vỏ ngoài màu đỏ, đem đến ý nghĩ may mắn, hạnh phúc và sung túc.
Phong tục lì xì của người Trung Quốc có phần phức tạp hơn nhiều nước khác. Số tiền lì xì phải tránh con số 4 và bao phải được dán kín. Khi nhận được phong bao, thì không được mở ra xem ngay, mà phải để tất cả dưới gối, sau đó 1 tuần thì mới được mở ra xem. Điều này mang ý nghĩa may mắn, tránh được điều xấu xảy ra trong năm mới cho người nhận được. Đây cũng là truyền thống lâu đời của người Hoa, đã được gìn giữ và phát huy qua hàng nghìn năm.
Khác với nhiều nước tại Châu Á, thì tại Nhật Bản tiền lì xì sẽ dựa vào độ tuổi của người được lì xì, mối quan hệ và mức độ thân thiết mà số tiền sẽ khác nhau.
Lì xì được gọi là Otoshidama, phong bao thường sẽ có màu trắng và được dán kín, tượng trưng cho sự kín đáo và sẽ không để người khác thấy để tránh việc so sánh.
Trên mỗi bao lì xì sẽ được ghi tên người nhận được, từ đó sẽ thể hiện sự tôn trọng với người nhận. Bên cạnh tên, sẽ có những lời chúc năm mới thật ý nghĩa, dành cho những người thân yêu của mình.
Ngày đầu năm mới của tết âm lịch tại Hàn Quốc, trong gia đình những đứa trẻ sẽ mặc Hanbok và thực hiện nghi lễ cúi đầu với ông bà và bố mẹ để tỏ lòng biết ơn của mình.
Sau đó, bậc tiền bối sẽ lì xì cho những đứa trẻ kèm theo lời chúc mừng năm mới thật ý nghĩa. Khác với nhiều nước khác, Hàn Quốc không chỉ lì xì tiền mà họ còn sử dụng: vàng, đá quý, ngọc,... để lì xì tùy vào từng đối tượng và từng gia đình.
Cũng giống như Việt Nam và Trung Quốc, thì số tiền lì xì trong phong bao của người Đài Loan cũng phải là số chẵn, nó mới đem đến sự may mắn, cát tường và thịnh vượng cho người nhận được.
Đặc biệt hơn số tiền được sử dụng để lì xì phải thật mới và đựng trong phong bao màu đỏ, với mong muốn năm mới mọi thứ đều phải mới mẻ.
Đa phần dân số tại Singapore đều là người gốc Hoa, vậy nên họ rất coi trong ngày lễ này. Nhất là việc lì xì đầu năm, họ sẽ rất cẩn thận chuẩn bị những vật phẩm hay tiền bạc để lì xì cho các thành viên trong gia đình.
Tại Sing ngoài lì xì tiền, thì họ còn thường hay sử dụng: chi phiếu, vàng, voucher, thẻ ngân hàng, bữa ăn, vật phẩm,...
Tết của người Malaysia được gọi là tết Eid al - Fitr được bắt nguồn từ người Hồi giáo. Phong bao lì xì tại đây có màu xanh lá cây và sẽ chuẩn bị sẵn, để lì xì cho bất kỳ người nào đến đây chúc tết vào dịp đầu năm.
Người Malaysia đã tiếp thu và phát huy phong tục lì xì của người theo đạo hồi trong nhiều năm qua, nó cũng là một nét đẹp truyền thống tại đây.
Mỗi nước sẽ có một phong tục lì xì đầu năm khác nhau, nhưng dù thế nào cũng đều mang một ý nghĩa là mong muốn sự may mắn, bình an và mạnh khỏe tới cho người nhận được. Vậy nên hãy cùng gìn giữ và phát huy truyền thống ấy, đừng để việc lì xì trở thành thứ để kiếm lợi trong dịp đầu năm mới. Chúc các bạn có một dịp Tết âm lịch 2022 thật vui vẻ và hạnh phúc bên cạnh người thân của mình nhé!
Tết này chụp hình ở đâu: Đến ngay những tọa độ này tại Sài Gòn để chụp cho mình bộ ảnh đầu xuân xinh lung linh không mất phí, mà lại cực kỳ xinh.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt thường bài trí bàn thờ - một trong những việc quan trọng không thể bỏ qua. Đừng quên “lưu” lại những cách bài trí dưới đây nhé!
Nếu bạn đang sống ở Bắc Bộ thì nhất định phải note ngay lịch khai hội xuân Ất Tỵ 2025 ở các tỉnh thành miền Bắc với những lễ hội có truyền thống lâu đời như Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Chợ Viềng, Lễ hội Xuân Yên Tử...
Bạn chưa biết cúng ông Công ông Táo giờ nào cho thiêng? Vậy hãy cùng xem bài viết sau đây để được giải đáp rõ hơn nhé!
Tham khảo ngay top 6 địa điểm du lịch nhất định phải đến dịp tết Nhâm Dần 2022 này nhé. Hãy cùng gia đình xách vali lên và đi thôi nào!
Cô đơn thế đủ rồi, đầu xuân năm mới, đi chùa để xin ngay một chiếc người yêu cho chúng bạn nể chơi thôi nào. Dưới đây là TOP những ngôi chùa cầu duyên rất “bén”.
Nói về món xôi đỗ đen kiểu Hải Phòng nhưng lại chia sẻ cách nấu xôi đỗ đen "tơi ráo nguyên hạt, mềm dẻo, không dầu mỡ" theo khẩu vị của mình, tác giả này có lẽ đã gợi nhớ cho bao người về món xôi khá quen mà lâu lâu mới ăn.
Thủ đô luôn là nơi tập trung nhiều viện bảo tàng cấp quốc gia và gần đây Hà Nội đang đón một làn sóng giới trẻ check in ở các bảo tàng. Nếu bạn cũng muốn hòa vào làn sóng này, tham khảo ngay gợi ý 10 viện bảo tàng lớn hàng đầu ở Hà Nội sau nhé!
Được mệnh danh là "đặc sản kinh kỳ", cà bát Khương Hạ tưởng chừng sắp thất truyền khi món ngon có tuổi đời 300 năm này đang có khá ít người biết đến. Và hiện đã có những người trẻ vực dậy món cà muối lâu đời của ẩm thực Hà thành.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, sự kiện cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm đã thu hút không chỉ nhiều người đến check in mà còn tạo nên một làn sóng chia sẻ đầy cảm xúc trên các trang mạng.
Gợi ý 4 nhà hàng nên dẫn bạn bè nước ngoài đến ăn sau đây từ một cô gái Hà thành, người vừa tiếp một người bạn nước ngoài ghé thăm cô và thủ đô Hà Nội.
Những ngày qua, nhiều bạn trẻ khoe ảnh check in địa điểm ngắm hoa phong linh mới nổi ở trung tâm thủ đô Hà Nội thay vì đi xa hơn một chút ra những tuyến đường vành đai như trước đây.