Những con người Việt Nam với khả năng độc lạ dị thường khiến ai cũng phải ngạc nhiên này có thật đặc biệt như lời đồn
MỤC LỤC [Hiện]
Theo Cổng thông tin điện tử Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, đoạn sông Vàm Nao giữa 2 bờ tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp là nơi mưu sinh hàng ngày của anh Trần Văn Hiếu trong 20 năm qua, với cách bắt cá, tôm độc đáo. Công cụ săn bắt cá, tôm của anh Hiếu rất đơn giản, ngoài ống thở dài 30m là cái rổ nhựa bịt kín đeo ở bụng.
Mỗi lần, anh Hiếu lặn ở độ sâu từ 7-10m ở dưới sông Vàm Nao. Trong 30 phút rượt đuổi ngoạn mục, đàn cá, tôm phải nằm gọn trong bàn tay “thiện nghệ” của anh.
Một con tôm sa vào bàn tay của anh Hiếu (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Sở NN-PTNT tỉnh An Giang)
Khi “mát tay”, anh Hiếu bắt cả đàn cá hàng trăm con hay vài ba ký tôm sông. Nhưng lúc thất bại, anh đành ngậm ngùi ngồi “thư giãn” dưới đáy sông.
Nhiều người thích thú đã học nghề anh Hiếu. Nhưng sau vài lần xuống sông, họ đành “chào thua”. Đến nay, anh Hiếu là người duy nhất ra sông dùng tay bắt cá, tôm ở dòng sông nguy hiểm này.
Ông Dương Đình Thắng (SN 1955, ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) cùng con trai cả Dương Minh Lợi và cháu Dương Tiến Mạnh (con trai anh Lợi) đã khiến dư luận xôn xao khi 3 thế hệ trong gia đình đều có khả năng miễn nhiễm với điện. Ông Thắng có thể để dòng điện đi qua người, biến mình thành vật truyền tải điện năng làm sáng bóng đèn. Khi ông ngậm dây điện, dùng bút thử điện gí vào người ông sẽ thấy bút thử điện sáng đèn.
Ông Dương Đình Thắng ngậm dây diện rồi dùng bút thử điện gí vào người và bút thử điện đã sáng đèn
Kể từ khi mọi người biết ông miễn nhiễm với điện, rất nhiều người đến nhà ông vì tò mò, mỗi ngày ông tiếp từ 3-4 đoàn khách. Nhiều lúc, ông thấy mệt mỏi, phiền hà, ảnh hưởng đến cuộc sống, thời gian làm việc.
Người đàn ông này cũng cho biết thêm, cơ thể ông chỉ chịu được dòng điện gia dụng 220V. Có lần ông Thắng thử cầm vào điện 380V và cao hơn nhưng bị giật, thậm chí chảy cả máu tay. Những ngày mưa, ông nghỉ làm bởi trời mưa người ông bị nhiễm điện, cảm giác ngứa ngáy khó chịu không làm được. Hiện cả 3 thế hệ nhà ông Thắng vẫn có khả năng miễn nhiễm với điện nhưng chỉ có ông Thắng theo nghề sửa điện. Người con trai cả sau một thời gian làm trong ngành điện về nhà mở xưởng cơ khí riêng, cháu nội đang tuổi đi học.
Ông Trần Văn Khổng (58 tuổi, ngụ thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) - một trong những dị nhân miền Tây khiến nhiều người thán phục bởi tài dùng tay đánh trọng lượng bò chính xác đến từng kilogam.
Dị nhân miền Tây “Vua bói bò Khổng mù” sờ bằng tay và đoán trọng lượng con vật
Được mệnh danh là “vua bói bò” nổi tiếng ở “sàn giao dịch” bò Tà Ngáo, bởi ông Khổng chỉ cần sờ vào vùng mông và sống lưng con bò là có thể đánh giá được con vật này nặng bao nhiêu kilogam. Những ai mới bắt đầu nuôi bò hoặc mua làm thịt đều nhờ ông Khổng xem giúp.
Ông Khổng kể: “Năm tôi 10 tuổi đi đào đất trúng phải mìn rồi bị mù tới bây giờ. Hồi đó nghèo lắm, dân ở đây chỉ biết cắt cỏ, chăn bò thôi. Rồi tôi về Ô Tà Bang gần biên giới có chợ bò nổi tiếng nghe người ta nói nghề lái bò kiếm cũng bộn tiền nên tôi xin theo mấy bậc tiền bối học và tới nay cũng ngót nghét 35 năm”.
Ông Khổng bật mí, bí quyết để ông đánh giá chuẩn xác trọng lượng con bò ít có sự xê dịch là sờ vào phần mông, đùi và phần sống lưng có 2 vây thịt chạy dài để biết độ săn chắc của con vật. Nếu chân bò ngắn, mông nở, xương nhỏ là bò nhiều thịt và nặng kí. Dựa vào các yếu tố đó, cộng với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề ông Khổng sẽ đánh giá được cân nặng chính xác như đem bò đi cân.
Nằm sâu trong sóc Cây Khoa thuộc ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là nhà của ông Chau Ponl (60 tuổi) - người nức tiếng chữa nọc rắn độc với chiếc lưỡi đen kì lạ.
Dị nhân miền Tây có chiếc lưỡi hút nọc rắn thần kỳ
Từ lâu vùng đất Bảy Núi đã nổi tiếng là nơi sinh sống của nhiều loài rắn cực độc. Cứ vào mùa mưa lại có rất nhiều người bị rắn cắn và tử vong. Thế nên, cách đây hơn 20 năm nay, bà con trong vùng hễ bị rắn cắn là tìm đến cha của Ponl để nhờ dùng “chiếc lưỡi thần kì” hút nọc rắn.
Truyền nhân đời thứ 3 của gia tộc có chiếc lưỡi đen với khả năng hút nọc độc rắn. Ảnh: Nguyễn Trinh/Dân Việt. Ông Ponl là truyền nhân đời thứ 3 sở hữu “chiếc lưỡi đen thần kì”. “Từ nhỏ tôi đã thấy 2 bên mép lưỡi của mình có 2 vệt màu đen nhưng cứ nghĩ là do ăn trái ô môi súc miệng chưa sạch nên ra suối cọ rửa. Tuy nhiên, càng rửa màu đen trên lưỡi càng đậm lên. Hoảng sợ tôi về hỏi cha tôi. Ông xem xong, mừng rỡ nói, dòng tộc ta đã có hậu duệ và ông sẽ truyền nghề chữa bệnh cứu người lại cho tôi” - ông Ponl kể.
Chính vì sự kì lạ này nên người dân trong vùng hay gọi gia đình ông Ponl là “gia tộc lưỡi đen”. Nhưng không phải ai trong nhà cũng có “chiếc lưỡi thần kì” này. Chỉ có người con trai cả mới sở hữu nó. Đến đời thứ 4, chiếc lưỡi đen lại xuất hiện ở đứa con gái đầu lòng của ông Ponl là chị Nèang Hươn (41 tuổi). Hiện tại, chị đã qua đời do ung thư phổi.
Nguồn: Tổng hợp
Hoàng Minh Thương - một content creator về du lịch trả lời câu hỏi “Làm nghề gì mà đi du lịch được nhiều thế?” như thế nào?
Cô còn cẩn thận ghi chép không sót phòng nào đó nữa chứ!
Vườn quốc gia Pù Mát là nơi khá xa để đi, nhưng hãy xem có gì đáng để khám phá điểm đến tuyệt vời nhất phía Tây xứ Nghệ này nhé!
Không có chỗ trú, tình nguyện viên này đã phải vừa che dù vừa ngủ trong tiết trời mưa tầm tã.
Ngày trước, các công ty xích lô quản lý từ vài chục đến vài trăm xe, nhưng bây giờ chỉ còn vỏn vẹn 5-10 xe còn hoạt động.
Quán bún riêu Huyền Anh đều đặn mỗi ngày chuẩn bị 100 - 200 suất phục vụ những bệnh nhân, và hoàn cảnh khó khăn.
Với tuổi đời vài trăm năm, làng Sấu ở Bắc Giang được mệnh danh là ngôi làng "thuần cổ" Việt Nam. Những hình ảnh chụp cận cảnh ngôi làng mang lại cả "vùng trời" ký ức cho bao người.
Bắc Giang đâu chỉ có vải, đến đây du lịch còn có những thú vị mùa hè này mà chỉ tốn 3 tiếng đi từ Hà Nội.
Bắc Giang đẹp khiến dân “xê dịch” đắm đuối với những địa điểm sống ảo đẹp như tranh vẽ, đảm bảo tha hồ check in quên lối về.
Bắc Giang có một dãy núi huyền bí, vô vùng linh thiêng. Tây Yên Tử, một phần của dãy núi Yên Tử, nơi bao la của đất trời hùng vĩ cực kỳ tráng lệ.
Điểm danh 3 thảo nguyên xanh rì, đẹp như thơ ở Việt Nam, đi thôi cũng tưởng lạc giữa thiên đường.
Theo tớ về Bắc Giang để thấy một Bắc Giang hoàn toàn khác nhé!