Ngôi nhà với sự kết hợp độc đáo giữa phương Tây và phương Đông vẫn duy trì được vẻ đẹp cho đến thời điểm hiện tại và là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch.
Nhắc tới Bạc Liêu, người dân nơi đây không chỉ tự hào về Cao Văn lầu với Đờn Ca Tài Tử, mà còn cả Ba Huy và giai thoại về chàng Công tử bạc Liêu ăn chơi nức tiếng một thời. Nên đã đến Bạc Liêu mà không ghé thăm dinh thự của người đàn ông này thì quả là thiếu sót lớn.
Căn nhà nổi tiếng này nằm ở số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà trăm tuổi này nằm bên bờ sông Bạc Liêu, nhà của vị công tử nổi tiếng một thời cho đến nay vẫn là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ dành cho khách du lịch, đặc biệt là những người lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này. Ngôi nhà cổ là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, được xây dựng từ năm 1917 - 1919, đến nay, nó vãn là "nhà lớn" vì độ hoành tráng, bề thế ở miền Tây từ thời bấy giờ.
Dinh thự này do ông Trần Trinh Trạch hay còn được biết là ông Hội đồng Trạch - cha của Công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy) xây dựng. Ông Trần Trinh Trạch sở hữu 74 sở điền, 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Cả tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng muối thì 11 lô đã là của gia đình ông. Ông Trạch có 7 người con, 3 trai, 4 gái, trong số đó thì Trần Trinh Huy là ăn chơi khét tiếng, tổng số tài sản mà vị công tử này tiêu xài ước tính lên đến 5 tấn vàng.
Về phần ngôi nhà, sau rất nhiều lần trùng tu thì tới nay, trải qua cả trăm năm tuổi, ngôi nhà vẫn giữ nguyên được đường nét ban đầu và là điểm tham quan lý tưởng của những người yêu văn hóa và kiến trúc.
Khi vừa đặt chân vào căn nhà thì khách du lịch sẽ nhanh chóng bị hấp dẫn bởi hàng cột trang trí hoa văn đẹp mắt và chùm đèn được nhập khẩu từ châu Âu, câu đối khảm xà cừ cùng hàng loạt những món đồ được nhập khẩu từ Pháp, sở dĩ để ý một chút là thấy ngay hầu hết các món đồ đều được đóng dấu chữ P (Paris) chìm, mục đích là chỉ nơi xuất xứ. Tầng triệt gồm hai phòng ngủ, phòng khách và hai đại sảnh. Một chiếc cầu thang lớn được làm bằng đá cẩm thạch đẹp mắt, cầu thang chia làm ba đoạn, mỗi đoạn có chín bậc, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn, bên trên lầu là hai đại sảnh và hai phòng ngủ.
Không gian rộng rãi nên thoáng và đón nhiều ánh sáng, không khí trong nhà cũng luôn mát mẻ bất kể màu khô hay mùa mưa. Tương truyền rằng, chiếc cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng là nơi mà ông Hội đồng Trạch trước đây dùng để phơi tiền. Suột trăm năm lịch sử của ngôi nhà, đều là những câu chuyện vô cùng thú vị.
Bên trong ngôi nhà cũng được thế hệ sau tận dụng để trung bày những món mà công tử Bạc Liêu từng dùng như xe hơi cổ, bộ bàn ghế xà cừ, bộ trường kỷ ngũ sơn, điện thoại bàn, chiếc máy nghe nhạc,....vẫn còn sử dụng tốt. Mọi thứ hầu hết được giữ nguyên hiện trạng, chỉ có phòng bếp được cải tạo thành quầy bán vé tham quan. Sau khi tham quan thì khách du lịch có thể ghé các quán bánh bò, bánh cuốn ngọt, bánh da lợn,... với giá cả vô cùng phải chăng.
Nguồn: Tổng hợp / Ảnh: Henry Dương, internet.
1 ngày rưỡi vi vu thả ga Bạc Liêu, không lãng phí phút giây nào với lịch trình chi tiết của cậu bạn Nguyễn Thanh Tính
Gợi ý cho bạn là tên gọi của tỉnh này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Hay bên cạnh đó, tỉnh còn được gọi là "xứ cơ cầu"...
Ngôi nhà với sự kết hợp độc đáo giữa phương Tây và phương Đông vẫn duy trì được vẻ đẹp cho đến thời điểm hiện tại và là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch.
Nhà hát Cao Văn Lầu là một công trình kiến trúc đã được xác lập kỷ lục "Nhà hát Cao Văn Lầu có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam", đây cũng là điểm đến hấp dẫn tại xứ Bạc Liêu.
Ngôi nhà với sự kết hợp độc đáo giữa phương Tây và phương Đông vẫn duy trì được vẻ đẹp cho đến thời điểm hiện tại và là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch.
Gợi ý cho bạn là tên gọi của tỉnh này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Hay bên cạnh đó, tỉnh còn được gọi là "xứ cơ cầu"...
1 ngày rưỡi vi vu thả ga Bạc Liêu, không lãng phí phút giây nào với lịch trình chi tiết của cậu bạn Nguyễn Thanh Tính
Cánh đồng quạt gió khổng lồ quay đều trên biển giữa nền trời xanh thẳm là điểm nhấn ấn tượng để du khách muốn xách ba lô đến Bạc Liêu ngay trong hành trình khám phá của mình
Nhà hát Cao Văn Lầu là một công trình kiến trúc đã được xác lập kỷ lục "Nhà hát Cao Văn Lầu có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam", đây cũng là điểm đến hấp dẫn tại xứ Bạc Liêu.