Du lịch Sapa mà không tham gia phiên chợ tình Sapa thì thật là sự thiếu sót rất lớn. Đến chơi chợ Tình, bạn sẽ không chỉ khám phá được nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản đỉnh của chop đấy. Nếu đang có ý định đến tham quan phiên chợ tình Sapa thì bài viết này sẽ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn đó!
MỤC LỤC [Hiện]
Ngày trước vùng đất Sapa còn được biết đến với cái tên Sa Pả. Trong tiếng Hmong, Sa Pả có nghĩa là "Bãi Cát". Tại đây, có nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống dọc theo con sông Mường Hoa, gần dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Theo sổ sách ghi chép lại, từ trước những năm 1920, để đi từ Lào Cai lêm Sapa, sẽ phải mất cỡ nửa ngày đi bộ, nếu đi xe ngựa cũng mất chừng 7 – 8 giờ đồng hồ. Về cơ bản, để đến với “Bãi Cát” phẳng, mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, khá dễ hiểu là phiên chợ của người dân nơi đây chỉ họp duy nhất 1 lần vào sáng chủ nhật hàng tuần.
Tuy nhiên, nếu chợ được mở vào tầm tờ mờ sáng thì để chuẩn bị cho phiên chợ này, phần đông các gia đình sẽ tề tựu tại Sapa vào trước đó 1 ngày. Tức là, từ chiều tối thứ 7 thì tại đây đã vô cùng đông đúc. Thời gian đó, tại Sapa đâu có nhiều nhà nghỉ như bây giờ. Mức sống của người dân thực sự không đủ để chi trả cho khoản đó. Vì vậy, hầu hết mọi người đều lựa chọn lưu trú gần khu chợ cũ Sapa gần nhà thờ đá Sapa. Tại đây có bức tường dày chừng 60cm, đủ để che mưa che gió, là chỗ trú tạm nếu có qua đêm.
Để giảm bớt cái lạnh của thị trấn mù sương, người già sẽ đi thăm bạn bè, lớp trẻ lại coi đây như cơ hội để giao lưu, tiếp xúc với người khác giới. Họ gửi gắm tâm tình trong tiếng khèn, tiếng sáo.
Ngày nay, chợ mọc lên ngày càng phổ biến, chợ tình Sapa được giữ lại như một giữ lại một nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa.
Cứ vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần, tại Quảng trường trung tâm của thị trấn Sapa, trước nhà thờ đá cổ, phiên chợ tình lại được diễn ra. Nằm dưới chân núi Hàm Rồng, chợ tình Sapa như một nhân chứng cho những câu chuyện huyền thoại nơi đây. Mục đích của phiên chợ không chỉ giao thương, mua bán nữa mà còn đem đến cho du khách những trải nghiệm hết sức thú vị về văn hóa nơi đây, thứ mà không tìm thấy được ở chốn thị thành tấp nập.
Mùa nào chợ tình cũng mở nhưng có lẽ đẹp nhất là thời điểm chợ tình mùa xuân.
Mùa xuân mang theo không khí mát mẻ, tươi vui, rộn rã trên khắp các nẻo đường, các thôn bản. Khi ấy sắc hồng của đào phai, quyện vào cùng sắc trắng tinh của hoa mận tạo nên bức tranh đẹp khó tả.
Vào xuân, cũng là mùa của lễ hội. Người dân tại đây cũng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cũng là mùa đẹp nhất trai tài, gái sắc khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc.
Với những cố gắng để đưa Sapa trở thành trung tâm du lịch lớn tại miền Bắc, đường sá tới đây lại không phức tạp như bạn nghĩ đâu. Nằm ngay Quảng trường trung tâm, lại rất gần bến xe, để tới được chợ tình Sapa, bạn có thể đi bộ được nha. Quanh thị trấn cứ nơi nào đông vui, náo nhiệt nhất thì đó là chợ tình đó bạn!
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng xe điện để đi tới Quảng trường thị trấn. Dù mới đưa vào vận hành từ 2015 nhưng xe điện đang là phương tiện phổ biến tại đây, được rất nhiều du khách lựa chọn bởi giá thành rẻ, chỉ 6.000 VNĐ/ lượt/ hành khách. Xe lại hoạt động từ 6 – 21 giờ hàng ngày.
Nếu muốn chủ động về thời gian thì xe máy là phương tiện phổ biến nhất rồi. Tại Sapa có nhiều điểm thuê xe máy với thủ tục với nhanh và đơn giản bạn nhé!
Những chàng trai bản tay cầm khèn, mang theo điệu múa truyền thống để chinh phục các cô gái. Rực rỡ trong bộ váy thổ cẩm, các cô gái cứ thế nhảy qua múa lại tạo thành bầu không khí vui nhộn khiến người bên ngoài nhìn vào không thể rời mắt.
Tới phiên chợ tình Sapa, bạn sẽ bị thu hút thực sự vào những món đồ thổ cẩm tinh tế, bắt mắt. Từ vòng tay, túi thêu, khăn đeo đến quần áo đều được làm thủ công bằng sự khéo léo của người dân bản địa. Không chỉ sử dụng như món đồ cá nhân, những món đồ lưu niệm này cũng được nhiều người chọn mua để trang trí.
Ghé Sapa mà không ăn những món ăn độc lạ đặc sản Sapa, ở đây thì gọi gì là du lịch Sapa. Nhanh chân dạo quanh một vòng thị trấn Sapa bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản gì? Theo dõi cùng chúng mình:
Một món ăn truyền thống lâu đời mà du khách không thể bỏ qua chính là thắng cố. Món ăn này được chế biến thủ yếu từ nội tạng và xương của con ngựa kết hợp cùng nhiều loại gia vị Tây Bắc. Theo thời gian, món ăn này đã được biến tấu đi đôi chút để phù hợp với khách du lịch. Có bát thắng cố nhâm nhi cùng ly rượu ngô hoặc rượu táo mèo sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm khó quên đó.
Cá tầm, cá hồi từ lâu cũng trở thành đặc sản của Sapa nhắc tới ai cũng biết. Khác với cá nhập khẩu, cá nuôi ở Sapa thịt hồng, cá có vị béo chắc giàu dinh dưỡng. Cá được chế biến thành nhiều món ngon nhưng tại Sapa, với thời tiết se se lạnh thì một nồi lẩu nghi ngút khói, thơm ngào ngạt là nhức nách.
Lợn cắp nách là món ngon chỉ miền ngược mới có. Lợn được người dân nuôi theo kiểu thả rông, ăn thức ăn tự nhiên nên rất nhỏ, mỗi con chỉ nặng tầm 4 – 6 kg. Vì là gióg nỏ nên mỗi khi mang ra chợ, người dân bản thường cắp nách nên lợn được gọi với cái tên mĩ miều, “lợn cắp nách”. Lợn quay cả con được mọi người yêu thích hơn cả. Thịt thơm, dai, da giòn ăn lại béo ngậy mà không ngán.
Đồ nướng là món ăn không thể bỏ lỡ nếu tham gia phiên chợ tình Sapa. Những món nướng ở đây không chỉ đa dạng mà còn được tẩm ướp với những nguyên liệu đặc trưng tại vùng cao nên thơm ngon khó cưỡng.
Theo thời gian, chợ tình Sapa cũng có đôi nét thay đổi nhưng về cơ bản vẫn giữa được vẻ đẹp vốn có người dân vẫn dang duy trì và phát huy. Nếu có cơ hội ghé thăm Sapa, hãy dành thời gian tham gia phiên chợ tình để cảm nhận cái hay, cái đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc và con người nơi đây.
Ảnh: Tổng hợp
Nhiều nguồn tin cho biết hoa mai anh đào đồi chè ô long Sa Pa đang nở rộ. Ngay lập tức, những tín đồ của mai anh đào, của những chuyến đi đầy cảm hứng lại khoe ảnh năm trước để rủ rê nhau lên đường check-in.
Do đường trơn trượt nên Cảnh sát giao thông tỉnh Lào Cai và Lai Châu đã tạm cấm xe chở khách, xe cá nhân di chuyển trên một số tuyến đường lên núi ngắm tuyết.
Trên nhiều diễn đàn du lịch, "Mùa lúa xanh" đang là từ khóa phổ biến với những bộ ảnh làm say lòng các tín đồ xê dịch. Trong đó, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) có lẽ là điểm check-in được yêu thích nhất.
Booking.com đã công bố top các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trong dịp Giáng sinh và năm mới, top 3 địa điểm đầu tiên vẫn luôn nổi tiếng quanh năm
Đi đến 4 lần mà vẫn chưa chán, đơn giản là chuyến du lịch Sa Pa 3 ngày 2 đêm của Mạnh Tiến Khôi có rất nhiều tọa độ khám phá mới
Vào đêm ngày 14/7, một cơn mưa lớn ở Sa Pa đã khiến bản Cát Cát - một trong những bản làng đẹp nhất nhì thị trấn trong sương này - bị tàn phá nặng nề.
Lảo Thẩn là điểm đến nổi tiếng với biển mây trắng bồng bềnh giăng kín bốn phương khiến du khách say đắm ngỡ như chỉ có trong tranh.
Lần trekking ở "nóc nhà Y Tý" hẳn cô gái không ngờ sau hơn 2 năm mình sẽ trở thành "nóc nhà" của người đi cùng. Câu chuyện cô gái đi chụp ảnh cưới trên đỉnh Lảo Thẩn tại nơi khởi đầu của chuyện tình đã gây sốt MXH.
Nói về Sa Pa ta thường được nghe nhiều về những bản làng xinh đẹp như Cát Cát, Ý Linh Hồ...; những nơi săn mây, săn lúa chín như Y Tý, Nậm Cang... hay đỉnh Fansipan, thung lũng Mường Hoa... Dường như lâu nay nơi được mệnh danh "đệ nhất hùng sơn Tây Bắc" - Ngũ Chỉ Sơn đang bị lãng quên.
Y Tý chắc chắn luôn nằm trong những địa điểm săn mây nổi tiếng và được nhiều phượt thủ yêu thích với khung cảnh thiên ngoạn mục và bình yên.
Nhiều diễn đàn MXH đang tranh luận sôi nổi về "áo mới" của dinh thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng. Tuy nhiên, liệu việc đưa ra ý kiến có quá sớm khi hiện công trình này vẫn chưa được trùng tu xong?
"Đời người thích ngắm mây có 2 sai lầm, một là không đi trekking leo núi, hai là đi trekking leo núi mà bỏ qua Bạch Mộc Lương Tử", đó là khẳng định của người chia sẻ lịch trình trekking đỉnh Kỳ Quan San.