Đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt ở cả ba miền mỗi dịp du xuân sau mấy ngày ăn Tết Nguyên đán. Hãy cùng điểm lại những ngôi chùa đông khách thập phương nhất dịp đầu năm ở Nam Bộ.
MỤC LỤC [Hiện]
Khu du lịch núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh là một quần thể du lịch tâm linh với ngôi chùa lớn nhất là chùa Bà Đen hay còn gọi là chùa Bà Tây Ninh hoặc Linh Sơn Tiên Thạch Tự, tọa lạc trên sườn núi Bà Đen - ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Đây là ngôi chùa lâu đời nhất ở Tây Ninh với lịch sử gần 300 năm. Bên cạnh chùa Bà, khu du lịch còn có chùa Hang, chùa Trung, chùa Quan Âm..., được người dân địa phương và nhiều khách thập phương đổ về chiêm bái, cầu an mỗi năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.
(Ảnh: VnExpress)
Hội xuân Núi Bà Đen thường tổ chức từ mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm và lễ Vía Bà diễn ra vào mùng 4, 5, 6 tháng 5 âm lịch, là những sự kiện thu hút đông khách thập phương nhất. Từ trước đó, nhất là vào ngày 30 Tết, người dân địa phương và vùng lân cận đã đến đây rất đông để dâng lễ. Vậy nên thời điểm thích hợp nhất để du lịch núi Bà Đen là trong khoảng tháng 1 đến tháng 6 hàng năm, khoảng thời gian thường có thời tiết mát mẻ, ít mưa.
Đến với núi Bà Đen trước tiên du khách di chuyển đến Tây Ninh. Từ TP HCM nếu đi xe máy, ô tô riêng thì theo quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng rẽ phải vào tỉnh lộ 19 (hay còn gọi là ĐT.782), đi tiếp khoảng 65 km nữa là đến núi Bà. Hoặc bạn có thể rẽ trái vào thị xã Gò Dầu, đi quốc lộ 22B khoảng 72 km đến núi Bà Đen. Đi Tây Ninh bằng xe buýt từ TP HCM có tuyến Bến Thành - Mộc Bài rồi sang tuyến Mộc Bài - Tây Ninh vào trung tâm thành phố. Đi bằng xe khách có xe đi Tây Ninh trực tiếp ở bến xe An Sương hoặc đặt dịch vụ xe limousine.
Tới núi Bà, để đi lễ chùa Bà Đen thì có lựa chọn di chuyển lên điện Bà bằng cáp treo với hệ thống cáp treo hiện đại được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2020 gồm 2 tuyến cáp treo là tuyến cáp treo Chùa Hang để tham quan chùa Bà và tuyến cáp treo Vân Sơn để lên thẳng đỉnh núi. Ngoài ra còn có lựa chọn trekking đường bộ cho các bạn trẻ.
Mang nét đẹp giao thoa giữa kiến trúc Á - Âu với những nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây và nổi tiếng nhất tỉnh Tiền Giang với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Từ lâu, chùa được coi là nơi rất linh thiêng để tới xin lộc làm ăn, sức khỏe và tình duyên... nên dịp Tết luôn thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan, lễ bái.
(Ảnh: Tạp chí Du lịch)
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên con đường Nguyễn Trung Trực ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Để di chuyển đến chùa từ TP HCM, bạn cần đi theo hướng quốc lộ 1A tới trung tâm thành phố Mỹ Tho, sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3 km là đến công viên Vĩnh Tràng, rẽ trái và đi thẳng thêm 300 m là tới chùa Vĩnh Tràng.
Chùa Tiên Châu ở cù lao An Bình thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; còn có tên gọi khác là chùa Di Đà hay Tô Châu, cũng là một điểm đến du lịch tâm linh thu hút đông đảo khách thập phương dịp đầu năm mới. Kiến trúc chùa theo hình chữ tam, 3 gian nối liền nhau gồm có chánh điện, hậu tổ, hậu liêu. Chùa Tiên Châu có tất cả 96 cột gỗ tròn, các kèo, xuyên, trính đều được chạm trổ khéo léo.
(Ảnh: ALONGWALKER)
Vĩnh Long cách TP HCM khoảng 100 km về phía nam, có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển nên có nhiều lựa chọn di chuyển. Bạn có thể đi bằng xe máy, lái ô tô riêng hoặc mua vé xe khách từ TP HCM. Từ Sài Gòn đi Vĩnh Long thường sẽ mất khoảng 3 tiếng di chuyển. Nếu đi tự túc, có thể từ Sài Gòn về trung tâm thành phố Vĩnh Long theo quốc lộ 1A. Từ thành phố Vĩnh Long, đứng bên bờ sông Cổ Chiên nhìn sang bờ bên kia là cù lao An Bình, chỉ cần đi phà ở công viên Sông Tiền khoảng 15 phút là tới cù lao, đi bộ thêm đoạn ngắn nữa là đến chùa Tiên Châu.
Chùa Bà Chúa Xứ còn gọi là miếu Bà Chúa Xứ hay chùa Bà Châu Đốc, tọa lạc ở núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Hàng năm, chùa đón rất nhiều khách thăm viếng để cầu an và là ngôi chùa linh thiêng mà nhiều người dân miền Nam và khách thập phương không thể bỏ qua khi đi lễ chùa dịp đầu năm mới.
(Ảnh: Lang Thang An Giang)
An Giang giáp Campuchia, cách TP HCM khá xa. Bạn có thể đi theo hướng đường Trường Chinh qua cầu Tham Lương về ngã tư An Sương, rẽ trái vào đường Phan Văn Hớn, rồi chạy hơn 2 km thì rẽ trái tại ngã tư Bà Điểm vào xa lộ Đại Hàn thuộc QL1A. Tiếp tục đi hơn 4 km vào đường QL1A tại Tân Thới Nhất, quận 12. Sau đó, tiếp tục di chuyển theo hướng về đường cao tốc TP HCM - Trung Lương/ĐCT01 và QL62 đến ĐT 819 tại Tân Lập rồi đi dọc theo ĐT 819 đến đường 3 Tháng 2 tại thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Tiếp tục hành trình đi An Giang, bạn nên đi dọc theo TL831/Tỉnh lộ 831/ ĐT831, ĐT842 và ĐT841 đến Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, đi đến Phà Tân Châu/Tân Châu - Hồng Ngự. Sang bên kia sông, rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo/ĐT954 rồi chạy thẳng ĐT953 đến Phà Châu Giang tại Phú Hiệp, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Qua chuyến phà thứ 2, lái xe đến Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương tại núi Sam.
Ai đi từ những tỉnh nằm ở khu vực Tây Nam Bộ thì có thể di chuyển đến thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang rồi di chuyển theo quốc lộ 91 đến thành phố Châu Đốc khoảng 50 km. Theo hướng tân lộ Kiều Lương đi đường vòng núi Sam là tới.
Chùa Bà Chúa Xứ cách trung tâm thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang khoảng 5 km về phía Tây Nam. Quãng đường từ Long Xuyên đến Châu Đốc thường có nhiều phương tiện di chuyển phục vụ du lịch như xe khách, xe buýt… Vào mỗi mùa lễ hội, số lượng xe di chuyển về núi Sam rất đông nhưng ít khi xảy ra ùn tắc.
Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở TP HCM, tọa lạc tại 565 (số cũ 118) Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Chùa khá rộng, xây dựng theo kiểu chữ tam gồm 3 dãy nhà nối liền nhau, bên trong bài trí 118 pho tượng cổ, gần 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc từng lập kỷ lục Việt Nam.
(Ảnh: Halo Travel)
Được coi là một ngôi chùa cổ và nổi tiếng bậc nhất ở TP HCM, chùa Giác Lâm thường thu hút rất đông du khách viếng thăm quanh năm, nhất là vào dịp Tết. Kiến trúc của ngôi chùa được xem là tiêu biểu hàng đầu miền Nam, với chính điện kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái và bốn cột chính gọi là tứ trụ. Du lịch Sài Gòn đầu xuân năm mới quả không thể bỏ qua ngôi chùa này.
Nguồn: Tổng hợp
Cô đơn thế đủ rồi, đầu xuân năm mới, đi chùa để xin ngay một chiếc người yêu cho chúng bạn nể chơi thôi nào. Dưới đây là TOP những ngôi chùa cầu duyên rất “bén”.
Khi nhắc tới phố cổ ngày giáp Tết, du khách nhớ ngay đến Đồng Xuân - khu chợ ra đời và gắn liền quá trình phát triển văn hoá và thương mại của mảnh đất Thăng Long.
Cận Tết là hội sao Việt đã kịp đua nhau xúng xính áo dài truyền thống khắp đường phố rồi, người thì truyền thống, nền nã, người thì hiện đại trẻ trung.
Thay vì áo dài cách tân, xẻ tà rực rỡ các kiểu thì Hà Tăng, Helly Tống, cả Angela Phương Trinh lại chuộng dáng áo dài xưa truyền thống, thanh lịch hơn.
Đà Lạt vẫn luôn được coi là "thiên đường sống ảo" của Việt Nam với khung cảnh mộng mơ của những rừng hoa bạt ngàn, thế nhưng gần đây, Đà Lạt đã có cả một "vườn ánh sáng" vô cùng đặc biệt tựa như một mê cung kỳ ảo.
Du xuân là phong tục không thể bỏ qua vào dịp Tết Nguyên đán, trong đó đi chùa đầu năm là hoạt động quan trọng hàng đầu khi du xuân. Đây là lúc cần quan tâm những ngôi chùa đông khách hành hương nhất vào dịp đầu năm.
Blogger người Nigeria chọn ra 4 món làm từ sợi ngon nhất khi đến du lịch Việt Nam, món nào cô cũng tấm tắc khen ngon.
Khi tìm kiếm các địa điểm trong nước trên chuyên trang xếp hạng nhà hàng uy tín thế giới The World`s 50 Best Restaurants, người dùng được gợi ý 9 điểm đến Việt Nam khá chất lượng.
Youtuber người Pháp chỉ ra những điểm khác biệt giữa bánh mì của Pháp và bánh mì của Việt Nam khiến ai cũng gật gù đồng tình.
Các bữa ăn trên máy bay là chi tiết thể hiện khá rõ ràng chất lượng của từng hãng hàng không và cũng thể hiện rất rõ chủ nhân của chiếc vé máy bay là người có tiềm lực kinh tế thế nào.
Có những nhà hàng độc đáo từ Bắc vào Nam, kết hợp bản sắc văn hóa dân tộc với sức sáng tạo mới để tạo nên thương hiệu mới với phong cách ẩm thực giữ gìn được nét tinh hoa truyền thống mà vẫn phát huy được chất riêng.
TasteAtlas, chuyên trang "bách khoa toàn thư về hương vị" và là "bản đồ thế giới" về các món ăn, xếp hạng 10 món ăn tệ nhất Việt Nam. Các món này khá phổ thông trong nước khi đều được bán rộng rãi ở các hàng quán.