Du xuân là phong tục không thể bỏ qua vào dịp Tết Nguyên đán, trong đó đi chùa đầu năm là hoạt động quan trọng hàng đầu khi du xuân. Đây là lúc cần quan tâm những ngôi chùa đông khách hành hương nhất vào dịp đầu năm.
Ở miền Bắc, khi đi du xuân dịp Tết, những ngôi chùa lớn và những ngôi chùa là di tích có lịch sử lâu đời thường là những địa điểm được quan tâm nhất đối với khách hành hương. Hãy cùng điểm lại một số ngôi chùa được lựa chọn là điểm đến nhiều nhất mỗi dịp Tết đến xuân về ở miền Bắc.
MỤC LỤC [Hiện]
Chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong những chuyến trẩy hội chùa Hương có lịch sử hàng trăm năm, du khách thập phương thường đi đò xuôi dòng suối Yến để cảm nhận không gian thanh bình của miền đất Phật. Với du khách gần Hà Nội thì đi hội chùa Hương đơn giản như những chuyến dã ngoại tâm linh. Còn với khách ở xa thì không ít người lựa chọn hành trình 2 ngày 1 đêm để trẩy hội chùa Hương và thăm động Hương Tích.
(Ảnh: VnTrip)
Đi chùa Hương từ Hà Nội có nhiều lựa chọn phương tiện. Di chuyển bằng ô tô đi đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải và đi quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Di chuyển bằng xe máy nên đi đường Nguyễn Trãi thẳng tới Hà Đông, đến ngã ba Ba La rẽ trái đi Vân Đình 40 km thì đến Tế Tiêu, rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.
Di chuyển bằng xe buýt có tuyến từ bến xe Mỹ Đình đi quốc lộ 6 qua ngã ba Ba La và quốc lộ 21B đi Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Cũng có tuyến đi từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu.
Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng dọc suối Yến. Nếu bạn đi đoàn đông thì có thể thuê thuyền to 15 - 20 người ngồi. Đến nơi, đi bộ một đoạn là tới chùa Thiên Trù rồi lần lượt khám phá động Hương Tích, chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Bạn có thể chọn hình thức cáp treo hoặc tự leo núi bằng bậc đá.
(Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)
Hành hương về đất Phật ngày xuân không nên bỏ qua khu di tích Yên Tử trên núi cao mờ sương ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), cách Hà Nội khoảng 130 km về phía đông bắc. Yên Tử là ngọn núi có độ cao khoảng 1.120 m so với mực nước biển, là ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang.
Điểm hấp dẫn của chuyến đi không chỉ nằm ở điểm đến mà còn bởi khung cảnh nguyên sơ, thanh tịnh hai bên đường. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian hoặc sức khỏe, bạn có thể chọn đi bằng cáp treo để rút ngắn quãng đường leo bộ khoảng 6 km.
(Ảnh: Di sản Tràng An)
Đi Yên Tử từ Hà Nội có xe khách từ bến xe Mỹ Đình. Bạn nên bắt xe từ Hà Nội khoảng 4h sáng để có thể đến Yên Tử lúc khoảng 8h sáng cùng ngày. Còn nếu muốn đi du lịch Yên Tử dài ngày hơn thì bạn có thể tham khảo đi chuyến đêm và đến Yên Tử vào lúc sáng sớm hôm sau. Khi chân đền Trình, bạn có thể bắt xe ôm hoặc sử dụng taxi để đến Yên Tử.
Đi xe máy, ô tô riêng từ Hà Nội đến Yên Tử cần phải nắm được đường đi từ Hà Nội đến Uông Bí hoặc Hà Nội đến Hải Phòng. Di chuyển theo hướng Hà Nội - Uông Bí có thể đi theo hướng cầu Chương Dương đến thành phố Bắc Ninh, sau đó di chuyển đến QL18 thẳng đến đền Trình. Di chuyển theo hướng Hà Nội - Hải Phòng khởi hành theo QL5 tới KM14 QL5 khoảng 94 km là tới Quán Toan, tiếp theo đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất và rẽ tay trái tiếp ở đoạn ngã 4. Tổng đoạn đường này sẽ là 6 km trước khi bạn tới chân cầu Kiều rồi đi dọc theo QL10 đến đoạn rẽ tay trái đi thêm 2 km là có thể đến đền Trình.
Sau khi rẽ vào từ quốc lộ 18 đến chân núi Yên Tử (khoảng 10 km), du khách sẽ bắt đầu hành hương qua suối Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh rồi lên chùa Đồng.
Tam Chúc là một quần thể khu du lịch tâm linh thuộc tỉnh Hà Nam, có tổng diện tích gần 5.000 ha bao gồm chùa, đình, đền, hồ nước, núi đá rừng tự nhiên và các thung lũng, được công nhận là khu du lịch quốc gia năm 2013 và lập tức thu hút đông đảo du khách thập phương. Có những năm khai hội Tam Chúc đã ghi nhận tình trạng "thất thủ" do người dân đổ về quá đông.
(Ảnh: Thesinhcafe)
Khu du lịch Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km, cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 12 km về phía Tây, nằm trên tuyến quốc lộ 21A tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và thủ đô Hà Nội. Nếu đi từ Hà Nội, bạn có thể đi thẳng quốc lộ 1A tới trạm thu phí Nam Cầu Giẽ rồi rẽ phải hoặc đi thẳng tới thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú chạy thẳng theo hướng Kim Bảng khoảng 13 km thấy cổng chính của chùa ở bên tay phải. Sau đó đi thẳng vào để gửi xe rồi đi thẳng lên 100 m tới bến xe điện.
Ngay gần Hà Nội, Bắc Ninh có rất nhiều ngôi chùa cổ là điểm đến yêu thích của du khách dịp đầu năm. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở đây là chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du. Trong chùa có nhiều pho tượng cổ, trong đó tượng Phật A Di Đà làm bằng đá xanh nguyên khối, có niên đại từ thời nhà Lý, được coi là bảo vật.
Hội chính ở chùa Phật Tích diễn ra ngày 4 Tết hàng năm nhưng từ mùng 1, nơi đây đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến dâng hương, lễ bái. Đây là một trong những lễ hội xuân diễn ra với quy mô lớn và sớm nhất của tỉnh Bắc Ninh.
(Ảnh: Báo Sài Gòn & Tiếp thị)
Chùa Phật Tích tọa lạc trên bên sườn phía nam của núi Lạn Kha ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 15 km. Để di chuyển từ trung tâm Bắc Ninh đến chùa Phật Tích, bạn có thể đi theo lộ trình Lý Thái Tổ - Nguyễn Trãi - Quốc lộ 38 - đường 295 rồi đi thêm 7 km nữa sẽ tới chùa Phật Tích.
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí và tránh lạc đường, bạn có thể bắt xe buýt tuyến Lim - Thành Đô với bến đỗ ngay dưới chân chùa Phật Tích. Bạn có thể bắt xe buýt tại các bến xe Thành Đô, đường Lý Thái Tổ, đường Nguyên Phi Ỷ Lan... ở thành phố Bắc Ninh.
Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cũng là điểm du xuân nổi tiếng hàng đầu miền Bắc. Đến viếng chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng khổng lồ như bộ Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam, pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất... Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của nhà Phật.
Chùa Bái Đính cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 18 km theo hướng Tây Bắc và cách Hà Nội khoảng 97 km theo hướng Nam. Các tuуến хe đi Ninh Bình từ Hà Nội đều хuất phát từ bến хe Giáp Bát ᴠà kết thúc ở bến хe trung tâm Ninh Bình. Nếu ѕử dụng phương tiện ô tô, từ Hà Nội bạn có thể đi theo đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình ᴠới khoảng cách 90 km chỉ mất khoảng 1 - 2 tiếng là tới được trung tâm Ninh Bình, từ đâу đi tới các địa điểm du lịch trong tỉnh hầu như không quá 30 km.
(Ảnh: Klook)
Nếu ѕử dụng phương tiện хe máу, từ Hà Nội bạn đi theo đường QL1A cũ qua Hà Nam rồi đi theo hướng Ninh Bình - Thanh Hóa. Đường ѕắt đi Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp - Ninh Bình nằm trên tuуến đường ѕắt Bắc - Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh ᴠà ga Đồng Giao giúp du khách ở trong Nam haу ngoài Bắc đều có thể dễ dàng đến ᴠới Ninh Bình trên các chuуến tàu Thống Nhất.
Từ thành phố Ninh Bình, bạn có 2 cách đến chùa Bái Đính. Cách 1 đi ᴠào khu di tích Đinh - Lê, cuối đường rẽ phải, đi thẳng đến khi nhìn thấу con đê thì rẽ trái cho đến khi nhìn thấу chùa Bái Đính. Cách 2 đi từ núi Kỳ Lân tại Đài truуền hình tỉnh Ninh Bình, men theo con đường Tràng An theo hướng KDL Tràng An ᴠà Cố đô Hoa Lư, qua khu vực này ѕẽ tới Bái Đính.
Nguồn: Tổng hợp
Ghé thăm ngay Thiền viện Trúc lâm Chánh Giác - Thiền viện đẹp và lớn nhất tại Tiền Giang, mang đậm phong cách Ấn Độ.
Ngắm hình ảnh của các sao Việt ngày đầu năm vi vu ngày Tết, Chi Pu rạng rỡ ở trời Tây, á hậu Thảo Nhi Lê sành điệu du hí từ nước này sang nước khác.
Cùng xem những gợi ý về các hoạt động khai xuân để cả năm may mắn vào tết Nhâm Dần 2022 này nhé! Nên đi chơi ở đâu và chơi những gì? Xem ngay...
Nếu bạn dự định Tết này lên Đà Lạt vi vu thì không thể bỏ qua lịch hoạt động của những quán cà phê siêu hot này, chúc bạn có một chuyến đi trọn vẹn nhất!
Mới đây, chùm ảnh gian bếp Tết xưa được kênh Ẩm thực mẹ làm đăng tải đã khiến cho nhiều người bồi hồi xúc động nhớ về kỉ niệm quê nhà.
Những ngày đầu xuân, chùa Ông và chùa Bà cùng toạ lạc tại Quận 5, TP. Hồ Chí Minh đón rất nhiều khách đến tham quan, thắp hương cầu may cho một năm mới an lành.
Trong lịch trình 5N4Đ khám phá Sài Gòn, Cần Thơ và Cà Mau, bạn trẻ Hà thành này lưu lại Sài Gòn lâu nhất và đã check-in nhiều địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, cực Nam Tổ quốc, dinh Độc Lập...
Món bánh crepe mềm dẻo cuộn pudding đang gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn ẩm thực về cả độ ngon ngọt, vẻ ngoài lạ mắt lẫn giá bán được cho là gần bằng 2 bát phở.
Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng cộng đồng phượt thủ đã rủ nhau phượt xuyên Tết từ Sài Gòn ra Hà Nội, lịch trình dự định là 23 - 24 Tết ra Hà Nội, mùng 6 - 7 Tết vào lại Sài Gòn.
Một trong những điều rút ra từ chuyến xuyên Việt đầu tiên của cô gái 25 tuổi này là "Người khác đi được thì mình cũng đi được" và cô bạn tự nhủ "Mình sẽ lại đi tiếp ở những hành trình khác".
Các địa điểm hẹn hò nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 từ Bắc chí Nam năm nay mang đến nhiều cơ hội khám phá những triển lãm nghệ thuật hay ho.
Mặc đẹp khi đi du lịch là điều không thể thiếu khi bạn muốn có những bức ảnh đẹp cả về phong cảnh cũng như chân dung. Checkin-holic mùa 3 đã xuất hiện nhiều thí sinh được ví như những “nàng thơ” lên đồ “cực cháy” trong tác phẩm dự thi.