Home Đi đây này Tất tần tật Buôn Ma Thuột từ A-Z hết dịch là xách balo lên đi ngay

Tất tần tật Buôn Ma Thuột từ A-Z hết dịch là xách balo lên đi ngay


icon_bl_left icon_home_left icon_face_left

Khám phá vùng đất Tây Nguyên với địa điểm du lịch nổi tiếng Buôn Ma Thuột, đã đi chỉ muốn ở lại mà không muốn về

Di chuyển đến Buôn Ma Thuột

 Phương tiện cá nhân

Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, từ ngoài Bắc các bạn có thể đi dọc theo QL 1A tới Ninh Hòa, Khánh Hòa rồi đi tiếp theo QL26 tới Đắk Lắk, trên hành trình này các bạn có thể khám phá nhiều địa điểm ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Hoặc một phương án khác, các bạn có thể từ Đà Nẵng đi theo QL14 dọc qua một loạt các tỉnh Tây Nguyên khác như Gia Lai, Kon Tum. Từ Sài Gòn cũng có thể sử dụng tuyến QL14 này để tới Buôn Ma Thuột.

 Phương tiện công cộng

  Đường hành không: Sân bay Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về phía Đông Nam theo đường quốc lộ 27 đi Đà Lạt – Lâm Đồng. Hiện tại đây toàn bộ các hãng hàng không ở Việt Nam đều thiết lập đường bay đến, xuất phát từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh và Sài Gòn.

  Đường bộ: Với hệ thống đường bộ dày đặc, hầu hết từ khắp mọi miền các bạn đều có thể mua vé xe khách để tới Buôn Ma Thuột.

Di chuyển tại Buôn Ma Thuột

Thuê xe máy: Tây Nguyên với những con đường trải dài thẳng tắp sẽ là một trong các lý do mà bạn không thể bỏ lỡ việc chạy xe máy ở đây. Tuy không nhiều nhưng ở Buôn Ma Thuột các bạn cũng không quá khó khăn để thuê một chiếc xe làm phương tiện di chuyển, với giá khoảng 100-150k/1 ngày

Thuê Taxi: Nếu đi theo nhóm đông hoặc đi theo gia đình, các bạn có thể sử dụng taxi làm phương tiện di chuyển khi ở Buôn Ma Thuột.

Xe buýt: Mạng lưới xe buýt ở Đắk Lắk có số đầu xe tương đối nhiều và độ phủ khá lớn, có thể đi được đến hầu khắp các huyện trong tỉnh. Nếu đi một mình hay không có khả năng chạy xe máy, các bạn có thể sử dụng xe buýt để đi đến một số tuyến điểm du lịch như Buôn Đôn hay Hồ Lắk. Với những địa điểm khác mà xe buýt không thể tới, các bạn có thể kết hợp cùng xe ôm hay taxi.

Khách sạn/Nhà nghỉ

Là trung tâm của Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột tập trung hầu hết các khách sạn nhà nghỉ của tỉnh với công suất có thể phục vụ hàng nghìn du khách cùng một thời điểm. Tuy chưa có nhiều cơ sở lưu trú cao cấp như nhiều địa phương khác nhưng nếu hơi khó tính, các bạn vẫn có thể dễ dàng tìm được cho mình một khách sạn đầy đủ tiện nghi với giá cả phù hợp.

Homestay

Là dạng nhà nghỉ cộng đồng, ăn ở và sinh hoạt cùng người dân địa phương được xây dựng rải rác ở khắp trong tỉnh Đắk Lắk. Tại Buôn Ma Thuột, những homestay thường là những khách sạn mini với thiết kế đẹp, giá cả phải chăng để hướng tới những nhóm bạn trẻ du lịch theo nhóm bạn bè.

  • Cốm homestay: Ngã 3 Dã Tượng và Đặng Tất – 0935.374.404
  • K’pan House homestay: Số 56/2/8 hẻm Nguyễn Thị Định, P. Thành Nhất, TP. Ban Mê Thuột, Đắk Lắk. – 0908.333.322
  • Lee’s House: 55 đường số 3 thôn 8 xã cuebut, thành phố Ban Mê Thuột – 0947.347.484 – 0905.798.686
  • The Highland House: 779 Văn Tiến Dũng, Tân An, Ban Mê Thuột, Đắk Lắk – 0262.3867.666 – 0903.522.499
  • Zan Homestay: 37 – 39 Hồ Giáo, Ban Mê Thuột, Đắk Lắk – 0914.583.983

Lee’s House: 55 đường số 3 thôn 8 xã cuebut, thành phố Ban Mê Thuột – 0947.347.484 – 0905.798.686 (Ảnh: Minh Như)

Bún đỏ

Nhiều người sẽ lầm tưởng món bún đỏ rất giống với bún riêu hay món canh bún thường bán ở Sài Gòn, nhưng hoàn toàn khác bởi bún đỏ của người Buôn Ma Thuột được ăn kèm rau cần nước và giá cùng một số phụ gia như mỡ hành, tóp mỡ rán giòn và nhất là trứng cút luộc.( giá khoảng 15k)

(Ảnh: Luna Nguyễn)

Bún chìa

Bún chìa, đặc sản nổi tiếng Buôn Ma Thuột, có vị khá giống bún bò Huế, song món ăn này không sử dụng thịt bò làm thành phần chính. Bún chìa có nước dùng thanh, đượm vị mắm ruốc, hấp dẫn bởi phần giò chìa thơm ngậy.

Lẩu cá lăng

Lẫu cá lăng: một trong những đặc sản phải thử khi đến Buôn Mê

Bánh canh cá dầm

Là món ăn nổi tiếng với người dân ở Buôn Ma Thuột. Trời se lạnh, chỉ cần cho một thìa nước dùng vào miệng là bạn đã có cảm giác được sưởi ấm với vị cay the thé của món ăn. Cái ngon của bánh canh không chỉ nằm ở thứ nước dùng ngọt ngọt, chua chua, cay cay – hương vị rất đặc trưng yêu thích của miền Nam, mà nhiều người “mê mệt” món ăn này còn bởi độ chất của những khúc cá thu mềm, ngọt, thơm và không có một chút xương nào. Đặc biệt, dù bạn có dầm nát miếng cá thu hòa lẫn cùng nước dùng thì bát bánh canh cũng không bao giờ bị tanh nồng, trái lại còn thấy ngon hơn, thú vị hơn nhiều. (giá khoảng 15k-25k)

Bánh bột lọc

Bánh bột lọc là một loại bánh được từ bằng bột sắn (phương ngữ miền Nam gọi là khoai mỳ) được lọc lấy tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt heo. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy.

Bò nhúng me

Là một món ăn lạ, đặc sắc của Tp Buôn Ma Thuột. Thịt bò kèm với nước sốt me được chuẩn bị trên một khay nóng trông hơi giống với món bò bít tết thường ăn ở Hà Nội. Vị chua chua, ngọt ngọt của nước me kèm miếng thịt bò thái mỏng, thêm vị thơm của tỏi phi sẽ khiến bạn ăn hoài không ngán. Món này ăn kèm bánh mì thì khỏi phải chê.

(Ảnh: Cường Quốc Phạm)

Bánh ướt thịt nướng 

Không giống bánh ướt thịt nướng được cuốn sẵn và ăn với tương đã được nấu lên của Huế mà món bánh ướt kiểu Ban Mê bạn sẽ phải tự mình “vật lộn” và xoay vần với từng miếng bánh trước khi được thưởng thức. Cái thú vị và cái tinh tế cũng từ đó. Điều đặc biệt của bánh ướt Ban Mê chính là từng chiếc bánh ướt được tráng mỏng tang trên đĩa, mỗi dĩa chỉ là một miếng bánh ướt thơm ngon và được tráng ngay trước khi đem ra cho thực khách.

Bánh khọt

Bánh khọt ở Y jut chỉ đơn giản là bánh trắng thêm chút lá hẹ và hành. Bột được đổ vào những chiếc chảo có đế khuôn hình tròn, cho chút mỡ lợn rồi phi hành và lá hẹ để tráng khuôn rồi đậy vung lại. Chừng vài phút khi bánh chín, bột trở nên trắng đục, lá hành và lá hẹ bám vào bánh tạo nên màu xanh, bên dưới là lớp cháy mỏng. Ăn bánh ta có cảm giác giòn giòn, thơm thơm.

Bánh bèo chén

Được chế biến với bí quyết riêng, món bánh bèo chén ở đây đã mê hoặc không biết bao nhiêu thực khách gần xa. Không giống như những nơi khác, bánh bèo khay ở đây còn được ăn kèm với chả nem và nước chấm, vì vậy đã tạo nên một hương vị riêng biệt cho món bánh bèo khay và sẽ rất khó có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên mảnh đất Buôn Ma Thuột.

(Ảnh: Tùng Giang)

Cơm tấm

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Sài Gòn . Hiện nay loại cơm làm từ hột gạo bể này đã có mặt ở một số nơi thuộc miền Trung, miền Bắc trong đó có Buôn Ma Thuột.

Ngã 6 Ban Mê

Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố.

Cây Kơ Nia

Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.

Buôn AKô Đhông

( Ảnh: H Ba Tê)

Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.

Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật. Đây là một buôn được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.

Bảo tàng Đắk Lắk

Bảo tàng Đắk Lắk là một trung tâm bảo tồn và trưng bày về lịch sử và văn hoá các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Du khách đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa dân tộc và các lĩnh vực chuyên ngành khác ở Đắk Lắk.

Khu Biệt điện Bảo Đại

Biệt Điện này với tuổi thọ trên 80 năm đã trở thành một công trình kiến trúc cổ. Khuôn viên Biệt Điện rất đa dạng về chủng loại và kích thước,là nơi duy nhất trong thành phố có nhiều cây nguyên sinh và cây cổ thủ với tuổi thọ hàng trăm năm. Sau năm 1977, tòa nhà được sử dụng làm nhà khách và một phần làm bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.

Hẻm Hongkong

Đây là một quán cafe ở 188/11 Amakhê - tp BMT, muốn đi hongkong mà dịch chưa đi được thì nên ghé đây, vì toàn bộ quán đc decor theo phong cách hongkong.

(Ảnh: Mai Quỳnh)

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

(Ảnh: Trần Hoàng Quốc Huy)

Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi chùa lần đầu tiên được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.

Chùa được xây bắt đầu từ năm 1951 trên đường Phan Bội Châu thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và thứ phi Mộng Điệp trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến. Chùa hiện tại đã được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn chính điện cũ và vẫn là một nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk và là một điểm du lịch tham quan không thể bỏ qua ở thành phố Buôn Ma Thuột.

Đình Lạc Giao

Đình Lạc Giao nằm trong địa phận phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, với diện tích 700m2, phía Nam giáp đường Y Jút, phía Tây và phía Bắc giáp chợ Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp đường Phan Bội Châu. Đình Lạc Giao là di tích lịch sử về công cuộc khai khẩn đất đai của những người Kinh đầu tiên trên Cao Nguyên Đắk Lắk, là nơi thờ thần hoàng và những người có công với nước, là nơi cầu mong sức khỏe và làm ăn phát đạt.

Nhà đày Buôn Ma Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột do thực dân Pháp thiết lập trong thời kỳ 1930 – 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột

Đây là một công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, tọa lạc ở 104 Phan Chu Trinh. Đây là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng hầu hết bằng chất liệu gỗ, lợp ngói vảy cá, có quy mô rất lớn. Tòa nhà có kiến trúc đẹp và mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người Ê Đê bản địa nằm giữa một khuôn viên rộng với nhiều giống cây cỏ hoa lá lạ và được thiết kế và xây dựng bởi các nghệ nhân Công giáo Ê đê xưa với bàn tay khéo léo rất rất công phu.

Bảo tàng cà phê

Với không gian mở chia thành nhiều khu khác nhau, bảo tàng thế giới cà phê được thiết kế theo kiến trúc nhà dài của đồng bào Tây Nguyên. Không gian triển lãm tương tác với khách tham quan qua những trải nghiệm nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm. Các hiện vật được sưu tầm từ khắp nơi trên thế giới, bài trí ngay trên lối đi, không đóng trong tủ kính, tạo cảm giác chân thực và gần gũi.

(Ảnh: Minh Như)

Làng cà phê Trung Nguyên

Các bạn có thể đến đây để thưởng thức rất nhiều loại sản phẩm của Trung Nguyên (Ảnh – Karen Ward)

Làng cà phê Trung Nguyên hay còn được gọi là Làng Cà phê là một cụm công trình kiến trúc có diện tích lớn nằm ở phía Tây Bắc Thành phố, tọa lạc tại ngã ba Lý Thái Tổ – Nguyễn Hữu Thọ. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên với không gian kiến trúc độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc và không gian cà phê đặc sắc.

(Ảnh: Minh Như)

Buôn Tuôr

Buôn Tuôr (Ảnh – motorbiketripvietnam_)

Nằm trên QL14 thuộc xã Hòa Phú, buôn Tuôr là một trong những buôn của người Ê Đê còn lưu giữ những ngôi nhà dài và duy trì tập quán sinh hoạt cổ xưa như chế độ mẫu hệ, sống quần cư, ở nhà sàn, những ngôi nhà không có cổng hay hàng rào…

Buôn Kmrơng Prông B

Thuộc xã Ea Tu, buôn vẫn lưu giữ những truyền thống, tập tục kỳ lạ như giữ rừng và bảo vệ nguồn nước. Bến nước là nơi gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, tại đây bến nước vẫn giữ được kết cấu tổ ong nguyên thủy. Bên trên là những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn với các cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi khiến cho không khí ở buôn luôn trong lành, mát mẻ. Hàng năm, sau mỗi mùa thu hoạch, người dân trong làng đều tổ chức lễ cúng bến nước để tạ ơn thần linh đã cho một mùa bội thu và cầu nguyện cho dân làng có mùa rẫy tiếp theo được mưa thuận gió hòa, mọi người đều bình an.

( Ảnh: H Ba Tê)

Khu du lịch Ko Tam

Khu du lịch này cách trung tâm thành phố 9km về phía Đông Nam, thuộc phường Tân Hòa và xã Ea Tu. Với không gian rộng rãi, thoáng mát và mang vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng, khu du lịch Ko Tam là địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi và thưởng thức các đặc sản của núi rừng.

Khu du lịch Đồi Thông

Cách trung tâm thành phố khoảng 7km, thuộc thôn 1 xã Hòa Thắng, đây là một khu nghỉ dưỡng và giải trí với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành. Đến đây, ngoài thưởng thức các món ăn ngon du khách còn được tham gia nhiều lễ hội truyền thống của Tây Nguyên.

(Ảnh: H Ba Tê)

Hồ Ea Kao

( Ảnh: Phan Bá Lộc)

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 12km. Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, thảm thực vật, cây xanh, nguồn nước … khu du lịch hồ Ea Kao là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, tận hưởng sự trong lành của thiên nhiên.

Buôn Đôn

Nhà sàn cổ

Ngôi nhà lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa (Ảnh – my_hanh_pham)

Nhà sàn này được làm theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Lào, là nhà của Khun Yu Nốb. Đây là nhà của một thợ săn voi nổi tiếng ở bản Đôn và được mệnh danh là vua voi. Hiện tại ngôi nhà đã có đến trên 115 năm tuổi; được làm hoàn toàn bằng các loại gỗ tốt của rừng già Buôn Đôn như Hương, Căm xe, Cà chít…đặc biệt nhất là ngay cả mái ngói cũng được đẽo gọt công phu từng viên bằng tay từ gỗ Cà Chít.

Trong nhà còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị vua voi Bản Đôn và những người kế tục. Giá của ngôi nhà khi xây dựng là 10 con voi lớn và mất gần 3 năm để hoàn thành.

Mộ vua Voi

Khu mộ của vua săn voi (Ảnh – Vo Lau)

Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử đã trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Vua Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N’ Thu K’ Nul, người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần dưỡng voi. Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên.

Cầu treo Buôn Đôn

Cầu treo Buôn Đôn là một hệ thống các đoạn cầu được kết nối với nhau để du khách có thể di chuyển giữa các điểm (Ảnh – jinyan_kimyen)

Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn. Cầu được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằm trên cây.

Vườn cảnh Trohbư

(Ảnh: Diễm Trinh)

Vườn cảnh Trohbư là một khu vườn cảnh đẹp ở Đắk Lắk nằm tại Buôn Niêng, xã Ea Nuôl. “Trohbư”, theo tiếng Ê Đê, có nghĩa là “lũng cá lóc suối” (là loại cá lóc nhỏ chỉ bằng chuôi dao, đen chùi chũi, sống trong các suối đá). Hiện tại Trohbư là một khu vườn cảnh với những con đường đi dạo quanh co uốn lượn theo các triền dốc, bờ hồ. Ở đây có cả một bộ sưu tập phong phú và đa dạng về cây, cỏ, hoa và lan rừng; có những ngôi nhà nhỏ đơn sơ mang đậm màu cổ tích nằm ẩn giữa tàn cây; có những tiểu cảnh đẹp làm điểm nhấn.

Thác Đray Nur

Thác Đray Nur hay còn viết là Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kuốp‎ gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m nối liền đôi bờ 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Thác Đray Sáp

(Ảnh: Cường Quốc Phạm)

Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng (thực chất thác này thuộc địa phận Đắk Nông nhưng lại nằm không xa thác Đray Nur). Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap có nghĩa là “thác khói” (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói.

Hồ Lắk

(Ảnh: Phan Bá Lộc)

Là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau hồ Ba Bể. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Hồ Lắk cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của người M’Nông bản địa.

Đá Voi Yang-tao

(Ảnh: Jerry Tran)

Đá Voi Yang-tao gồm một cặp hòn đá Voi Cha và hòn đá Voi Mẹ, nổi tiếng với truyền thuyết là “hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo đường quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang-tao.

Đá Voi Yang-tao thuộc loại đá granit. Kích thước rất lớn: theo ước lượng thì đá voi mẹ có chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và cao khoảng hơn 30m. Đá Voi Cha có kích thước nhỏ hơn: chiều dài khoảng 70m và chu vi khoảng 180m. Đá Voi Mẹ nằm sát chân núi, là một dãy núi thuộc vườn quốc gia Chư Yang Sin. Còn đá Voi Cha cách đó khoảng 5 km về hướng Nam, nằm giữa một cánh đồng.

Hi vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có một chuyến đi tới Buôn Mê ý nghĩa nhất!

Nguồn ảnh: Group Check in Vietnam 

Đi tìm an yên nơi núi rừng Măng Đen – Kon Tum khi thèm một chút Đà Lạt nhưng chẳng thích sự đông đúc

Theo chân cô bạn travel blogger Hoàng Linh Hà ghé thăm núi đồi Măng Đen hoang sơ, nên thơ với những địa danh ít người biết tới mà lên ảnh đẹp lạ thường.

Gọi tên 3 công viên địa chất toàn cầu đẹp nguyên sơ của Việt Nam được UNESCO công nhận

Các công viên địa chất toàn cầu ở Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là Công viên địa chất Đắk Nông, Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và Công viên Địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng (Cao Bằng).

2N1Đ khám phá xứ Buôn Mê - vùng đất “có cái nắng, có cái gió” và có cả ti tỉ góc "sống ảo" đẹp thần sầu

Du lịch Buôn Ma Thuột 2N1Đ, bạn sẽ đi những đâu để khám phá được mảnh đất đầy nắng gió ở Tây Nguyên này? Cùng theo chân cô bạn Phương Quỳnh với lịch trình cùng chi phí "phủ phê" nhé!

Cặp vợ chồng bỏ hơn 200 triệu biến xe thành nhà, đi gần hết Việt Nam trên chiếc mobihome cực chất

Với chiếc mobihome được cải tạo từ xe 16 chỗ, gia đình chị Hà My đã đi xuyên Việt được hơn 2000km.

Ngôi chùa đẹp rực rỡ, thanh tịnh ở Pleiku bỗng gây tranh cãi mạng: Kiến trúc Nhật hay thời Lý, Trần?

Chùa Minh Thành - Ngôi chùa đẹp rực rỡ, thanh tịnh ở Pleiku (Gia Lai) mới đây gây tranh cãi trên MXH khi có người cho rằng ngôi chùa này được xây dựng theo kiến trúc Nhật Bản, người khác lại nói đó là kiến trúc thời Lý, Trần của nước ta. Vậy thực hư thế nào?

Review chi tiết Tà Đùng: 15 trải nghiệm tuyệt vời trong những ngày đi trốn đến vịnh Hạ Long của Tây Nguyên

Khi Mavis kể cho bạn bè nghe về một "Vịnh Hạ Long trên cạn" ở Tây Nguyên, họ đã trố mắt hỏi lại mình rằng: "Tây Nguyên thì làm gì có biển? Lại càng không thể nào có một nơi đẹp tựa Hạ Long?"

Tháng 3 "mùa con ong đi lấy mật" lại được ngây ngất với hoa cà phê Tây Nguyên

Tháng Giêng (âm lịch) - "tháng ăn chơi" vừa đi qua chợt nghĩ giờ biết đi đâu, chơi gì... thì câu hát "Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật" khiến ta sực nhớ đến sự ngây ngất với hoa cà phê Tây Nguyên.

Ngô Thanh Vân - Huy Trần đi Buôn Mê Thuột ăn bánh ướt, lộ chi tiết chứng minh độ hạnh phúc

Kể từ khi về chung một nhà, Ngô Thanh Vân và Huy Trần dành rất nhiều thời gian đi du lịch cùng nhau. Mới đây, cặp đôi đã tới Buôn Mê Thuột và thưởng thức nhiều món ăn ngon, trong đó phải kể đến bánh ướt nổi tiếng.

Chuyến đi Buôn Mê Thuột đặc biệt của Jun Phạm và "người ấy": Lên rừng cắm trại chỉ để hiểu nhau hơn

“Một chuyến lên rừng, ngả lưng cắm trại, hoặc trôi dạt trên dòng sông nào đấy cùng với nhau có lẽ sẽ là một không gian thuận lợi để bạn hiểu bố mẹ mình hơn” - Jun Phạm chia sẻ.

Loạt ảnh giới thiệu về nghề làm mạch nha khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng và trầm trồ

Loạt ảnh giới thiệu về nghề làm mạch nha đã thu hút hàng chục nghìn like, thả tim và bình luận. Đa số ý kiến tỏ ra ngỡ ngàng về công việc lạ lùng, độc đáo và trầm trồ với gian bếp đẹp lung linh, mộc mạc.

Tự làm món bánh canh gà Buôn Mê: "Cho đỡ nhớ cái lạnh se se của Buôn Mê vào mỗi buổi sáng"

Bánh canh là một món ăn đặc trưng ở nhiều vùng miền Trung, còn bánh canh gà có vẻ phổ biến hơn ở miền Nam. Hãy thử tham khảo món bánh canh gà Buôn Mê từ mảnh đất Tây Nguyên nhé!

Bản đồ du lịch Đắk Lắk: Chán biển, lên núi trải nghiệm độc, lạ tại 4 tọa độ có một không hai này

Chán xuống biển, sao không lên núi? Tới với Đắk Lắk để khám phá 4 địa điểm với 4 trải nghiệm chỉ có ở phố núi Tây Nguyên.

2
2
2
2
3