Với vẻ đẹp uy nghi, cổ kính, xứ Huế được chọn là nơi ghi lại những bối cảnh trong bộ phim Gái Già Lắm Chiêu 5. Những tọa độ đẹp đỉnh cao nào xuất hiện trong bộ phim, hãy cùng ngó xem nha!
Đại Nội Huế
Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc). Đây là nơi diễn ra vô số cảnh quay quan trọng của bộ phim Gái Già Lắm Chiêu 5.
Cung An Định
An Định Cung là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, nằm bên bờ sông An Cựu. Mệnh danh là "viên ngọc trăm năm của xứ Huế", Cung An Định được ekip Gái Già Lắm Chiêu 5 "hô biến" thành Cung điện Bạch Trà Viên xa hoa, vương giả của 3 chị em nhà Lý gia, là nơi diễn ra hầu hết các cảnh quay chính trong phim.
Cung An Định - "viên ngọc trăm năm của xứ Huế"
Duyệt Thị Đường
Duyệt Thị Đường là nơi được sử dụng làm bối cảnh cho cuộc đấu giá bảo vật hoàng triều của Lý Lệ Hà (do NSND Lê Khanh thủ vai). Duyệt Thị Đường là tên một nhà hát trong hoàng cung của triều Nguyễn. Đây là một nhà hát có quy mô lớn, được xây dựng sớm so với các nhà hát khác tại kinh đô Huế. Nó được dùng để biểu diễn những bộ môn nghệ thuật sân khấu mà chủ yếu là biểu diễn tuồng (hát bội), nhằm phục vụ vua, hoàng gia, các đình thần và thượng khách nước ngoài có quan hệ với triều đình.
Trường Lang
Trường Lang là nơi thực hiện cảnh quay nhân vật Lý Linh (do Kaity Nguyễn thủ vai) bước đi kiêu ngạo, đầy khí phách nữ quyền. Đây vốn là một hành lang gồm 23 đoạn với tổng chiều dài 903m, dùng làm đường dẫn kết nối toàn bộ các công trình kiến trúc cung điện trung tâm của Đại Nội.
Điện Thái Hòa
Nằm ở trung tâm của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa được coi là biểu tượng cho quyền lực của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trong Gái Già Lắm Chiêu 5, nhân vật Lý Lệ Hà (NSND Lê Khanh) đã có những bước chân đi ngang qua cầu Trung Đạo trước Điện Thái Hoà. Đây cũng là một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của phim.
Lầu Ngũ Phụng
Cảnh quay Lý Linh (Kaity Nguyễn) và Gia Huy (Anh Dũng) lên kế hoạch chiếm phượng bào đầy kịch tính diễn ra tại khu vực Lầu Ngũ Phụng ở Ngọ Môn - cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẵn 100 cây cột, được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m chạy suốt thân đài hình chữ U.
Lăng Minh Mạng
Tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, lăng Minh Mạng là nơi giao thoa nữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ. Đây là một trong những lăng tẩm được đánh giá là uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc của thời nhà Nguyễn. Toàn bộ khuôn viên La thành có diện tích 1.750m được sắp xếp đăng đối với nhau tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đẹp mắt. Lăng Minh Mạng cũng chính là nơi sử dụng cho các cảnh quay cưỡi ngựa, tiệc trà của ba chị em Lý gia.
Nhà thờ Phủ Cam
Nằm ở bờ nam sông Hương, Nhà thờ Phủ Cam - một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và cũng có một lịch sử khá lâu đời - sở hữu một vị trí đẹp, được bao quanh bởi một không gian rộng lớn. Đây là nơi thực hiện cảnh quay ba chị em nhà Lý gia đi lễ.
Cầu Dã Viên
Cầu Dã Viên (trước đây có tên cầu Bạch Hổ) là một cây cầu bắc qua dòng sông Hương ngay trung tâm thành phố Huế. Cùng với cầu Trường Tiền, đây được xem là công trình bắc qua sông với kiến trúc cực kỳ ấn tượng giữa đất Cố đô. Cầu dài 542,5m (gồm cả đường dẫn), rộng 24,5m với 4 làn xe và hai lề đường dành cho người đi bộ. Trong Gái Già Lắm Chiêu 5, đây chính là nơi thực hiện đại cảnh đêm mưa với diễn xuất đầy ấn tượng của nhân vật Lý Linh (Kaity Nguyễn).
Chọn trải nghiệm - trọn cảm xúc. Cùng cộng đồng CheckinVietnam đi ăn chơi và cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình tại link này nhé!
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Tham khảo lịch trình chi tiết tour Huế - Đà Nẵng - Hội An 4N3Đ để có những giây phút tuyệt vời nhất trên dải đất miền Trung thân yêu.
Tháng 6, khắp miền nước Việt được điểm tô bởi sắc hồng của mùa sen giữa cái nắng chói chang. Nào Hà Nội, nào Huế, nào Khánh Hòa, nào Quảng Nam,... mùa sen mỗi vùng lại mang một vẻ đẹp riêng.
Nếu chưa có dịp tới Huế, hãy ghé thăm mảnh đất Cố Đô một lần để được sống chậm hơn.
Nếu miền Bắc có cầu Phú Khê, cầu Khúc Thoại thì miền Trung có chùa Cầu Hội An, cầu ngói Thanh Toàn mang kiến trúc độc đáo không còn nhiều ở Việt Nam. Du lịch Huế, bạn đừng bỏ qua cầu ngói Thanh Toàn - chốn bình yên mà không phải ai cũng biết nhé!
Nếu chỉ có một ngày ở Huế, bạn sẽ đi đâu, ăn gì,... để có một chuyến đi ngắn ngày thú vị? Cùng note lại ngay bài chia sẻ của cô bạn Tạ Xuân Hương nhé!
Những con tàu có kiến trúc đẹp đến nổi tiếng trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam, và được nhiều bạn trẻ săn đón bởi những góc “sống ảo” mê ly.
Bánh xèo nhân thịt và nhân tôm có lẽ đã rất quen thuộc. Hãy tham khảo công thức bánh xèo hải sản sau với phần nhân khác một chút kèm bí quyết "giòn hơn, thơm hơn và để lâu không bị mềm".
Từ một bài đăng thể hiện sự yêu thích với món ngon xứ Huế ở Hà Nội, dân mạng ba miền đua nhau thể hiện tình yêu với bún bò Huế kèm hình ảnh những bát bún bò thơm ngon qua từng ánh mắt.
Đi kèm lời khuyên "Ai mê lựu nhưng ngại ăn nhả hạt thì áp dụng cách này để làm nước ép uống cho đẹp da..." của một thành viên diễn đàn ẩm thực là 3 bước tách hạt lựu vô cùng đơn giản có thể chưa quá nhiều người nắm được.
Khu rừng ngập mặn độc đáo ở Thừa Thiên Huế hấp dẫn du khách ngay từ cái tên hoang sơ, đầy bí ẩn và ma mị.
Đối với không ít người, đây có lẽ là lần đầu tiên miền đất xinh đẹp phía tây xứ Huế - A Lưới - hiện ra trước mắt một cách chân thực và quyến rũ đến vậy qua những bức ảnh đậm tính nghệ thuật.
Huế đã vô cùng nổi tiếng với những đền đài, lăng tẩm và gần đây là cả những bờ biển đẹp hay làng nghề. Nhưng khu rừng nguyên sinh cách thành phố Huế 40 km này lại ít khi được nhắc đến.