Hãy đến với thôn Lao Xa để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ, bình yên của cao nguyên đá và chiêm ngưỡng những nếp nhà trình tường cổ kính mang đậm bản sắc văn hóa của du lịch Hà Giang.
MỤC LỤC [Hiện]
Thôn Lao Xa ở Hà Giang được đánh giá là một địa danh chưa được nhiều người biết đến và không nổi tiếng bằng những cái tên như Du Già, Lô Lô Chải... Vậy nên nơi đây càng được đánh giá cao với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thanh bình. Lao Xa là một thôn thuộc địa bàn xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Sủng Là là một xã giáp biên của Hà Giang, thôn Lao Xa cách trung tâm xã khoảng 6 km, là nơi sinh sống của đồng bào người Mông.
(Ảnh: @ltrunghieu)
Lao Xa là một vùng đất có địa hình đồi thoai thoải, xung quanh có nhiều núi đá, người Mông sinh sống trên lưng chừng núi đồi và trồng các loại hoa màu, nhiều nhất là ngô dưới chân núi. Người Mông ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông như trồng rau, nuôi gia súc và đặc biệt là nghề đúc bạc truyền thống.
Đến với thôn Lao Xa ngoài trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ thì cũng là cơ hội để tìm hiểu thêm về những nét văn hóa của người Mông và đặc biệt, những ngày cuối đông này là lúc Lao Xã chìm trong sắc vàng hoa cải vô cùng nên thơ. Độ tháng 3 - 4, thôn Lao Xa sẽ chìm trong sắc hoa mai anh đào hồng rực cùng sắc trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận hết sức đặc trưng của miền núi phía Bắc.
(Ảnh: Hồng Nhung)
Hành trình về Lao Xa sẽ đi qua những cung đường quanh co, uốn lượn với cảnh đẹp thơ mộng trên khắp những nẻo đường của miền đất này. Nổi lên giữa núi đá, rừng cây là những căn nhà trình tường cổ kính, kiểu nhà truyền thống vốn đã rất nổi tiếng của người Mông ở Hà Giang. Những ngôi nhà lợp ngói âm dương với kiến trúc 3 gian, xung quanh có hàng rào và tường đá, trong sân thường trồng những cây đào, cây mận rất lãng mạn. Mỗi ngôi nhà như một khu tổ hợp kiến trúc khép kín theo 4 hướng, chính giữa là sân vườn, cửa gỗ thấp và bao quanh khuôn viên là tường đá. Nhà cổ Lao Xa được xây dựng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của cao nguyên đá Đồng Văn và phong tục tập quán của người Mông.
Theo kinh nghiệm của một số phượt thủ từng trải nghiệm nhà cổ Lao Xa thì không gian sinh hoạt trong các ngôi nhà này khá rộng rãi, sạch sẽ. Trong các ngôi nhà thậm chí có nệm, chăn, gối dày bằng thổ cẩm giúp du khách thoải mái nghỉ ngơi, có chỗ tắm rửa và chuẩn bị đồ ăn.
(Ảnh: @nguyen.q.vinh.71)
Một trải nghiệm không kém phần thú vị ở thôn Lao Xa là đi bộ thư thái trên những con đường bản làng, ngắm nhìn những em nhỏ đi chân đất nô đùa cùng nhau, những nếp nhà tỏa khói lam chiều cùng những nghệ nhân cần mẫn với nghề đúc bạc truyền thống. Và xa xa trong những ngày đông sẽ là những vườn cải vàng ươm đang rung rinh trong nắng nhẹ, sẵn sàng làm background cho du khách "sống ảo".
(Ảnh: Diêm Đăng Dũng)
Vẻ đẹp đặc biệt của thôn Lao Xa chính là nghề đúc bạc của đồng bào Mông. Nghề đúc bạc này là của dòng họ Mua truyền lại, đã tồn tại ở đây gần 100 năm. Các sản phẩm đặc trưng được những người thợ Lao Xa tạo ra thường là dây chuyền, nhẫn, hoa tai, vòng cổ, vòng tay... Vì thế, ở Lao Xa thường thấy những phụ nữ người Mông trong trang phục truyền thống và đeo những đồ trang sức bằng bạc với đủ hình dáng, phát ra âm thanh leng keng theo mỗi bước đi rất vui tai. Đừng bỏ qua cơ hội mua cho mình những sản phẩm trang sức bạc về làm kỷ niệm nhé!
Để đến với thôn Lao Xa, đầu tiên bạn di chuyển đến thung lũng Sủng Là (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn) theo tuyến đường 4C, cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 20 km. Bạn có thể đi theo hướng từ Yên Minh đến Đồng Văn để vừa đi vừa ngắm cảnh, tiếp đó đi qua Phố Cáo thêm khoảng 2 km rồi rẽ vào Phó Bảng và đi thêm 2 km nữa là sẽ đến nơi.
(Ảnh: Alongwalker)
Tới trung tâm xã Sủng Là, bạn di chuyển khoảng 2 km để đến ngã ba, nơi có một bản đồ hướng dẫn bạn rẽ trái và đi thêm 4 km để đến thôn Lao Xa. Lưu ý, đường từ Sủng Là đến Lao Xa khá hẹp và quanh co, nhiều đoạn có sương mù dày đặc và nếu đi vào mùa mưa thì đất đá thường bị cày lên khiến quãng đường di chuyển khó khăn.
Nguồn: Tổng hợp
Vườn quốc gia Cúc Phương liên tiếp nhận giải “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á", quả là địa danh khiến ai cũng ấn tượng bởi vẻ đẹp ấn tượng, như bước vào “xứ sở thần tiên”.
Một cảm giác choáng ngợp trước cảnh sắc rừng Phong Hương mùa thay lá, mọc trên những đỉnh đồi, ven thủy điện Rào Quán (Quảng Trị).
Bên cạnh cơn sốt mộc miên tháng 3, các bạn trẻ sẽ có thêm một lựa chọn không tồi đó là đến với Hà Giang, lên vùng cao nguyên đá ngắm hoa đào nở muộn.
Sắp đến Tết Tây rồi, đã đến lúc thưởng cho mình những ngày nghỉ thật thư thái sau một năm làm việc vất vả. Nếu bạn chưa chọn được nơi nghỉ dưỡng nào, hãy thử chọn Sapa, nơi sở hữu tham khảo top 4 homestay xinh xắn, dịu dàng, hòa nhã cùng thiên nhiên.
Khách du lịch Hà Giang quá đông khiến nhiều tuyến đường rơi vào tình trạng ùn tắc, trong đó có chợ đêm Đông Văn đông nghịt người.
200km không phải một quãng đường ngắn, nhiều bạn trẻ còn không chịu được nhưng với cụ bà 90 tuổi này thì "game là dễ".
"Vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang là một địa điểm du lịch mạo hiểm nổi tiếng, nhưng một nữ phượt thủ đánh giá cung đường này chỉ có độ khó mức 3/10 mà thôi.
Đây đang là thời điểm phù hợp để đi Hà Giang ngắm hoa xuân nở muộn bởi theo cập nhật từ admin Check in Vietnam thì "do tiết trời lạnh hơn mọi năm" nên hoa nở muộn hơn.
Sau hơn 1 tháng xuất hiện, trào lưu du lịch "Hà Giang Passport - Hộ chiếu Hà Giang" do travel blogger Tô Thái Hùng khởi xướng đã ghi dấu ấn trong cộng đồng du lịch Việt Nam.
Suốt cả tháng hoa mận đã chiếm lấy sự quan tâm của cộng đồng du lịch. Tuần qua, một cây hoa đào chuông ở làng Lô Lô Chải bỗng trở thành tâm điểm chú ý của du lịch Hà Giang.
Một thành viên diễn đàn Check in Vietnam đã đăng đàn tiết lộ 4 điều đặc biệt về Hà Giang mà bạn trẻ này cho rằng "không có bất cứ bài review nào nói với bạn". Vậy đó là 4 điều gì?
Chia sẻ loạt ảnh tuyệt đẹp cảnh mùa xuân nở nơi địa đầu Tổ quốc, một netizen tuyên bố "nhất định phải đi Hà Giang vào mùa xuân" và nhận được sự hưởng ứng lớn từ cộng đồng mạng.