Chuyến đi chơi xa đầu tiên sau 3 năm bên nhau của 2 đứa và Hà Giang chính là điểm đến mà bọn mình đã lựa chọn. Một vùng đất mang vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng, của cao nguyên đá Đồng Văn và của những con đường đèo quanh co. Sau chuyến đi, mình có tìm hiểu và sưu tầm một ít thông tin về những nơi mà mình đi qua, hy vọng sẽ mang đến cho mọi người những thông tin bổ ích về vùng đất này, để chúng ta càng hiểu và yêu hơn đất nước mình nhé!
CỔNG TRỜI QUẢN BẠ
Nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển, Cổng trời Quản Bạ Cổng trời là một khe hẹp, nằm giữa 2 đỉnh núi mở rộng đủ để một con đường luồng qua, đây cũng là nơi bắt đầu của con đường mang tên Hạnh Phúc – cửa ngõ đầu tiên trong hành trình chinh phục cao nguyên đá Đồng Văn.
NÚI ĐÔI QUẢN BẠ - NÚI ĐÔI CÔ TIÊN
Núi đôi Quản Bạ gắn liền với nhiều truyền thuyết được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ. Đồng bào nơi đây vẫn thường kể nhau nghe về một truyền thuyết phổ biến và cảm động: Ngày xưa nơi đây có một anh chàng H’mong đẹp trai, tài giỏi và đặc biệt là thổi kèn môi rất hay. Anh thổi bài hát nào cũng làm cho người nghe liên tưởng đến tiếng chim hót, tiếng suối chảy vang xa và nó đã làm rung động tới nàng Hoa Đào – một nàng tiên xinh đẹp nhất trong tiên giới. Nàng đã tìm cách trốn xuống hạ giới và đã kết hôn cùng với chàng trai. Sau một năm bên nhau, nàng đã hạ sinh được 1 bé trai kháu khỉnh và đáng yêu. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của 2 người đã bị chia rẽ bởi Ngọc Hoàng đã sai người bắt nàng về lại thiên đình để chịu tội. Thương xót cho đứa con bé bỏng mới chào đời, nàng đã đê lại bầu ngực của mình nơi hạ giới để cho con bú. Chính nó đã nuôi đứa bé lớn khôn và bầu ngực của nàng sau này đã hóa thành hai quả núi nằm tại thung lũng Quản Bạ. Theo tương truyền của người dân, chính ngọn núi đôi này đã mang lại nhiều điều tốt lành cho nhân dân Quản Bạ. Nhờ dòng sữa đó mà vùng đất này quanh năm mát mẻ, những loài cây sống trên núi này đều mang lại nhiều hoa thơm trái ngọt cho người trồng. Còn đối với du khách, được đến đây chiêm ngưỡng tuyệt tác của tạo hóa này cũng trở thành một khoảnh khắc khó quên trong hành trình khám phá vẻ đẹp của Hà Giang.
PHÓ BẢNG
Nằm khuất sau những rặng núi đá cao chót vót nên nhiều người gọi Phó Bảng là thị trấn ngủ quên hay thị trấn bị lãng quên. Bởi vậy cuộc sống của người dân nơi đây trở nên nhỏ bé, đơn sơ bên nếp nhà, nép mình bên các hốc đá cao trên triền núi. Cuộc sống như chậm lại, nhẹ nhàng mà giản đơn bên những ngôi nhà cổ đơn sơ với màu sắc cũ xưa, ngã màu theo năm tháng. Những bức tường phủ đầy rêu xanh, với những giàn gác gỗ trước ngõ, những cánh cửa gỗ cũ kỹ, những câu đối đỏ chữ Hán treo hai bên tường, tất cả tạo cho nơi đây một nét đẹp riêng không giống bất cứ nơi nào.
NHÀ PAO
Sở dĩ có tên như thế không phải vì chủ nhà tên pao mà vì đây là bối cảnh của bộ phim “Chuyện của Pao” xuất sắc từng được Giải Mai Vàng. Ngôi nhà trình tường đẹp trong từng thước phim, mang nét huyền bí, mộc mạc, đặc trưng của văn hóa người Mông ở giữa cao nguyên Đá Đồng Văn.
CỘT CỜ LŨNG CÚ
Cột cờ nằm trên đỉnh núi Lũng Cú có độ cao là 1470m so với mực nước biển. Tên của dãy núi cũng gắn liền với rất nhiều truyền thuyết, Lũng Cú theo tiếng H’mông có nghĩa là Long Cư - đất thiêng nơi rồng cư ngụ. Còn một truyền thuyết gắn liền với những năm tháng oanh liệt của dân tộc ta, đó là vào thời vua Quang Trung sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc, ông đã cho đặt một chiếc trống rất lớn tại đỉnh Lũng Cú. Cứ mỗi canh giờ vua lại ra hiệu cho quân gióng ba hồi trống vang xa đến bên kia biên giới để khẳng định chủ quyền dân tộc. Về sau, khi có vấn đề ở biên giới là tiếng trống đó lại vang xa để triệu hồi lòng yêu nước của dân tộc. Và Lũng Cú còn có nghĩa là Long Cổ tức trống của vua. Những truyền thuyết ý nghĩa này càng tôn lên vẻ đẹp thiêng liêng của cột cờ Lũng Cú.
DINH THỰ HỌ VƯƠNG – DINH VUA MÈO
Người xây dựng ra Dinh thự này là vua Mèo Vương Chính Đức. Sở dĩ được gọi là vua Mèo vì ông được suy tôn làm thủ lĩnh tổ chức Hươu nai của người H’ Mông ở Đồng Văn để chống lại quân cờ Đen của Trung Quốc. Trước khi xây, ông đã mời thầy phong thủy đi qua khu vực 4 huyện do mình cai qaunr để xme địa thế đất, cuối cùng, họ quyết định dừng chân giữa thung lũng Sà phìn. Ở đây có một khối đất nổi lên cao như mai rùa, xung quanh là núi cao bao bọc, xây nhà ở đây sẽ giàu sang phú quý về sau. Và tổng kinh phí để xây Dinh thự này hết 15 vạn đồng bạc Đông Dương (khoảng 150 tỷ đồng hiện nay) và mất đến 5 năm để xây dựng bởi tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì.
SÔNG NHO QUẾ
Sông Nho Quế bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam ở địa đầu cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Màu xanh đặc trưng trên nền cao nguyên đá đen thẫm tạo nên một dòng sông đặc biệt. Hơn cả một thắng cảnh, đó còn là con sông biên giới ghi dấu ấn của nhiều thế hệ người Việt bám biên giữ đất.
HẺM TU SẢN
Với chiều cao vách đá 800m, dài 1,7km và sâu gần 1km, hẻm Tu Sản được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, là kỳ quan độc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Sở hữu một vẻ đẹp tuyệt tác bởi sự kiến tạo của tự nhiên, hẻm Tu Sản hùng vĩ và hiên ngang giữa đất trời.
ĐÈO MÃ PÍ LÈNG
Là cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, đỉnh Mã Pí Lèng nằm ở độ cao 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối TP Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc, con đường được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Con đường dài khoảng 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng xentimet để làm trong 11 tháng.
HANG THẨM LÍN - SUỐI BẢN ÁN
Suối Bản Án nằm sâu trong địa phân xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, cách Du Già khoảng 40km. Nơi đây được mệnh danh là “tuyệt tình cốc” của Hà Giang với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, xanh ngát một màu. Đây là địa điểm chưa được nhiều người biết đến nên vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị từ khung cảnh thiên nhiên đến con người. Và đây cũng chính là điểm nhấn trong chuyến đi Hà Giang lần này của bọn mình, thực sự không ngoa khi gọi nơi đây là “chốn bồng lai tiên cảnh”, đi một lần nhớ một đời!
Suốt cả tháng hoa mận đã chiếm lấy sự quan tâm của cộng đồng du lịch. Tuần qua, một cây hoa đào chuông ở làng Lô Lô Chải bỗng trở thành tâm điểm chú ý của du lịch Hà Giang.
Một thành viên diễn đàn Check in Vietnam đã đăng đàn tiết lộ 4 điều đặc biệt về Hà Giang mà bạn trẻ này cho rằng "không có bất cứ bài review nào nói với bạn". Vậy đó là 4 điều gì?
Chia sẻ loạt ảnh tuyệt đẹp cảnh mùa xuân nở nơi địa đầu Tổ quốc, một netizen tuyên bố "nhất định phải đi Hà Giang vào mùa xuân" và nhận được sự hưởng ứng lớn từ cộng đồng mạng.
Để có một chuyến đi Hà Giang đáng nhớ, bạn nên tham khảo những trải nghiệm dưới đây, hứa hẹn sẽ tạo nên những kỷ niệm có một không hai.
Phở ngô là món ăn độc đáo của cao nguyên đá Hà Giang và làm nên thương hiệu cho âm thực của Quản Bạ.
Suôi Thầu vào mùa tam giác mạch, thu hút khách du lịch khi khung cảnh lúc này không khác gì “Thụy Sĩ thu nhỏ”.