6700 VOTE
Checkin-holic 2: Lạc vào bản làng nguyên thủy người H'mông - Hang Táu

Ha Trinh

Có lẽ bạn không biết ở Mộc Châu có một bản làng chẳng thể tìm thấy trên google maps, nơi sóng mạng chẳng tới mà người ta gọi là làng nguyên thủy.

VOTE 6700
Share

Checkin-holic 2: Lạc vào bản làng nguyên thủy người H'mông - Hang Táu

Có lẽ bạn không biết ở Mộc Châu có một bản làng chẳng thể tìm thấy trên google maps, nơi sóng mạng chẳng tới mà người ta gọi là làng nguyên thủy.

Những thảo nguyên xanh mướt với những ngôi nhà dựng bằng gỗ chỉ thấy trong phim có lẽ bây giờ sẽ dễ thấy ngay ngoài đời thực. Tại đây chính là nơi sinh sống của người dân tộc Mông, ẩn mình khỏi những xe cộ, khách du lịch với lối du lịch càng ngày càng công nghiệp ở Mộc Châu. Người dân ở đây sống biệt lập khỏi điện, khỏi sóng điện thoại, khỏi internet (tất nhiên), và khỏi những xô bồ ngoài kia. Vào đây tham quan, thoải mái cắm chiếc lều và ngủ một giấc giữa làng bản không bị ai phiền, không email công việc, chắc chắn mỗi người sẽ đều có thể hoà làm 1 với thiên nhiên không sớm thì muộn.

Đường vào được khu làng khá khó, không có trên bản đồ, nên cách vào đơn giản nhất là tìm “Bản người Mông nguyên thuỷ” trên bản đồ, bật qua chế độ “Vệ tinh”, từ điểm bản đồ không thể định vị đường đi sẽ có thể thấy con đường đất dẫn vào bản. Vừa đi nhẹ vào con đường đất thì internet sẽ mất, đồng nghĩa với bản đồ trên điện thoại được tải xuống sẵn sẽ biến mất. Vậy nên tốt nhất bản đồ nên được chụp hình và lưu lại, hoặc nếu không có bản đồ, hãy cố gắng định hình đường đi sử dụng tư duy không gian giống mấy bé siêu trí tuệ Việt Nam. Một cách hay và tối ưu, chính xác hơn là vừa đi vừa hỏi người dân (nếu thấy). Đường đi bằng xe máy người cầm lái phải rất cứng đó nghen, vì đường khó đi, một bên là vách núi, còn đường thì gập ghềnh toàn đất đá, dốc lên dốc xuống có chỗ dựng đứng. Bỏ xe ở ngoài và đi bộ trekking khoảng 4km đường đồi cũng là một lựa chọn. Đây là cản trở nhưng cũng là điều khiến cho cuộc sống người dân ở đây còn yên bình và chưa bị “du lịch hoá”.

Người Mông ở đây chỉ chăn nuôi heo mọi, gà, trâu; thả cho chạy loanh quanh trên thảo nguyên rộng lớn nên con nào con nấy đều rất chắc. Con heo mọi nào trông cũng giống con nào, cả về màu sắc và hình dáng, ấy thế mà nhà nào nhà nấy vẫn đều nhận ra heo nhà mình. Nuôi heo vừa để ăn vừa để bán, một heo nhỡ 6-10 kí có thể bán được tới 2 triệu/con. Đồng bào Mông còn lên nương lên rẫy để trồng trọt rau củ theo mùa, trồng ngô trồng mận để bán. Cuộc sống tự cung tự cấp, cộng với giao thương tối thiểu làm cho cuộc sống ở trong hang Táu càng gần hơn với “nguyên thuỷ”. Ngoài chăn nuôi, các chị ở nhà sẽ thêu dệt nên chiếc váy của người Mông, bán vài ba triệu cho các thương lái, tuy nhiên thời gian hoàn thành việc thêu tay hết cả 6 tháng tới 1 năm trời, có chiếc phức tạp có thể tốn 2 năm.

Tụi nhỏ người Mông sinh ra và lớn lên trong bản, được đi học ở trường cách nhà vài cây vào ngày thường, được nghỉ cuối tuần ở nhà phụ giúp ba mẹ việc nương rẫy. Cuộc sống cứ thế quay vòng từ đời này qua đời kia. Nghe kể, mấy nhà gỗ trong bản sâu thì được nhà nước cấp giấy tờ, còn ở Hang Táu thì chưa, mặc dù các anh chị cũng ở đây cả hơn 20 năm rồi. 

Các anh chị người Mông thân thiện lắm, ngồi trên thảo nguyên hỏi chuyện một lúc thôi đã được mời vào thăm nhà, mời mặc thử bộ váy truyền thống của chị. Chị nói váy này “chỉ mặc dịp lễ Tết hoặc khi nào đi vào phố chơi thôi, mặc thử đi”, còn anh thì nhăn nhó “Nó chỉ mặc đồ nó tự may thôi, khó tính lắm”. Ngôi nhà gỗ của anh chị giống căn duplex ở Sài Gòn của mình, phòng ngủ ở trên, ở dưới là bếp và chỗ ăn uống. Nhà tuy nhỏ nhưng có võ, gì cũng có, đủ cho sinh hoạt hàng ngày chứ; từ máy xay cám cho heo, tới cái giỏ đi làm nương, hay cả góc bếp củi với bộ sưu tập gia vị nấu nướng là mấy gói bột ngọt mua trong phố. 

Đi đi, đừng chỉ đi vì những góc hình đẹp, hãy đi để biết cuộc sống xung quanh thật nhiều màu, con người xung quanh rất chân thật với nhau. 

Đi chung với mình hem?

Thông tin về cuộc thi

danh sách bài dự thi